Danh mục

Vùng biển Việt Nam - Hiện tượng nước trồi: Phần 2

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.58 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 30,000 VND Tải xuống file đầy đủ (119 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Tài liệu Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Việt Nam tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc nội dung chương III và chương IV về các đặc trưng sinh học và sinh thái học, năng suất sinh học và nguồn lợi sinh vật. Tài liệu là cơ sở và định hướng quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu trong giai đoạn tới từng bước hoàn thiện các nội dung nghiên cứu, nhằm có được sự hiểu biết toàn diện, đầy đủ và vững chắc về nước trồi ở nước ta, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động của các ngành sản xuất, quốc phòng, dịch vụ trên biển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội biển nước ta. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vùng biển Việt Nam - Hiện tượng nước trồi: Phần 2 93 Chương III CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC I. THỰC VẬT PHÙ DU Những công trình đầu tiên nghiên cứu về thực vật phù du (TVPD) được thực hiện tại Nha Trang bởi Rose (1926 & 1955). Tiếp theo là các Chương trình khảo sát của NAGA (1959-1961), Chương trình hợp tác Việt - Trung (1959-1965). Từ sau năm 1975 đến nay, có nhiều chương trình khảo sát Biển Đông và TVPD là một trong các nội dung nghiên cứu được quan tâm. Vật mẫu được thu thập từ một số chương trình của Nhà nước như Chương trình điều tra tổng hợp Thuận Hải - Minh Hải (1977-1980), khảo sát vùng nước trồi Nam Trung Bộ bởi tàu ‘HQ. 653’ (1992-1993), và các chuyến khảo sát vịnh Thái Lan vào các năm 1979, 1982, 1983 và 1994… Chương trình hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Liên Xô cũ đã thực hiện một số chuyến khảo sát trên tàu Bogorov (1981), Academic Nesmenyanov (1982), Nauka (1992) và tàu Sokanski (1994). Một số công trình về TVPD đã công bố của Hoàng Quốc Trương (1962 và 1963), Shirota (1966), Trương Ngọc An (1993). Mới đây (2003-2005), chương trình khảo sát sự biến đổi của các quá trình sinh địa hóa trong vùng Biển Đông được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác về khoa học biển giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức. Viện Hải dương học Nha Trang và Viện Nghiên cứu biển Baltic, (Warnemuende) đã cùng nhau thực hiện 4 chuyến khảo sát VG3, VG4, VG7 và VG8 trong vùng nước trồi biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Sinh vật phù du là một trong những nội dung chủ yếu của các chuyến khảo sát. Mẫu thực vật phù du được thu thập trên 10 mặt cắt, thứ tự các điểm thu mẫu được tính từ bờ ra khơi, điểm thu mẫu số 1 (ven bờ) của mặt cắt 1 được gọi là 94 Bùi Hồng Long và những người khác trạm 11, và điểm thu mẫu số 2 của mặt cắt 1 được gọi là 12 tương tự điểm thu mẫu số 1 của mặt cắt số 2 được gọi là 21,… (Hình 3.1). Số lượng trạm khảo sát khác nhau giữa các đợt khảo sát, phụ thuộc vào tình trạng thời tiết và các yêu cầu mục tiêu nghiên cứu. 1A 1B 1C 1D Hình 3.1: Khu vực biển Nam Trung Bộ với đường đẳng sâu và MC1 - MC10 là các mặt cắt cùng với vị trí các trạm dự kiến thu thập vật mẫu thực vật phù du; - Hình 1B: Vị trí trạm của chuyến khảo sát VG-3 (B); - Hình 1C: Vị trí trạm của chuyến khảo sát VG-4 (C); - Hình 1D: Vị trí trạm của chuyến khảo sát VG-7 (D) Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 95 1. Chuyến khảo sát VG3 (7/2003) bao gồm 32 trạm có vị trí tọa độ từ 107o 02’280 - 110o29’760E và 10o19’080 - 12o40’680N (Hình 3.1-1B). 2. Chuyến khảo sát VG4 (4/2004) bao gồm 37 trạm có vị trí tọa độ từ 108o57’000 - 110o23’520 E và 10o00’ 600 - 13o20’820N. Trong chuyến khảo sát này các mặt cắt A nằm về phía Tuy Hòa và 0 nằm về phía bắc tỉnh Khánh Hòa được bổ sung (Hình 3.1-1C). 3. Chuyến khảo sát VG7 (7/2004) bao gồm 39 trạm có vị trí tọa độ từ 107o02’040 - 110o23’640E và 10o01’ 380 - 12o21’660N. Trạm thu mẫu trong khu vực Vũng Tàu (VT) được bổ sung (Hình 3.1-1D). Mẫu định tính TVPD được thu bằng lưới hình chóp, vải lưới có đường kính mắt lưới 45µm kéo thẳng đứng từ đáy lên tầng mặt. Mẫu định lượng TVPD được thu bằng chai thu mẫu Niskin có thể tích 10 lít tại các tầng 5, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 100, 120 và 150m. Số lượng mẫu thu tại các tầng nước khác nhau của một trạm phụ thuộc vào độ sâu của trạm cũng như tại tầng chlorophyl đạt tối đa, dù vậy độ sâu thu mẫu không vượt quá 200m. Ở mỗi tầng, 1.000ml nước biển được thu cho các nghiên cứu về định lượng mật độ tế bào và sinh khối carbon TVPD. Cố định mẫu TVPD bằng dung dịch lugol trung tính và phoóc-môn. Nhật ký thu mẫu và các chi tiết về mẫu vật được ghi nhận. Giữ mẫu trong tối và mát cho đến khi phân tích. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài Qua 3 đợt khảo sát đã xác định được 269 loài TVPD (Hình 3.2-B): trong đó có 151 loài tảo Silic - Bacillariophyceae (56,1%); 113 loài tảo Hai Roi - Dinophyceae (42%), hai nhóm tảo còn lại có số lượng loài không đáng kể - lớp vi khuẩn lam - Cyanophyceae có 3 loài (1,1%) và lớp tảo Xương Cát - Dictyochophyceae có 2 loài (0,8%). Trong số 151 loài tảo Silic thì có 113 loài (%) thuộc bộ tảo Silic trung tâm - Centrales còn lại 38 loài thuộc bộ tảo Silic lông chim - Pennales. Hình 3.2-C cho thấy tảo Silic trung tâm có số lượng loài khá phong phú, chiếm hơn 70% số lượng loài, trong khi đó nhóm tảo Silic lông chim chiếm khoảng 25%. 96 Bùi Hồng Long và những người khác Các nhóm ...

Tài liệu được xem nhiều: