Danh mục

Vườn xưa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau bao năm bôn ba xứ người tôi trở về ngôi nhà xưa của cha mẹ, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Căn nhà rường cũ nát, cũng giống như tôi, gã đàn ông gần bốn mươi chưa thành nhân, thảm hại râu ria, cụt vốn trong thương trường lẫn tình trường. Vườn cũ hoang vắng như lòng tôi. Mỗi sáng tôi ra giếng múc nước rửa mặt, ngại cả việc nhìn cái bản mặt mình trong lòng giếng nước trong nên bao giờ cũng thả gàu xuống trước cho mặt nước lao xao rồi mới cúi mình mệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vườn xưa Vườn xưa TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THUÝ ÁISau bao năm bôn ba xứ người tôi trở về ngôi nhà xưa của cha mẹ, nơi tôi sinh ra và lớnlên. Căn nhà rường cũ nát, cũng giống như tôi, gã đàn ông gần bốn mươi chưa thànhnhân, thảm hại râu ria, cụt vốn trong thương trường lẫn tình trường. Vườn cũ hoang vắngnhư lòng tôi. Mỗi sáng tôi ra giếng múc nước rửa mặt, ngại cả việc nhìn cái bản mặt mìnhtrong lòng giếng nước trong nên bao giờ cũng thả gàu xuống trước cho mặt nước lao xaorồi mới cúi mình mệt mỏi thu sợi dây dù kéo nước lên. Vườn chẳng có cây gì quý ngoàimấy hàng mít, còn lại chỉ trồng đầy chuối, lá bị gió đông xé tả tơi như miếng giẻ rách…Tôi bắt đầu chặt bỏ bớt đám chuối, mớ thân chuối tôi cho mấy bà nuôi heo, băm nấu choheo ăn mớ lá tôi cho mấy bà bán bánh lá, bánh chưng, mấy buồng trái nửa non nửa già tôicho bọn trẻ luộc ăn. Có lần chúng biếu tôi lại một mớ, ăn nghe đủ mùi, vừa chát vừa chuavừa ngọt vừa nhạt, chả ra làm sao… Giữa căn nhà rộng thênh, trưa vắng lặng tiếng mốimọt nghiến gỗ nghe đến rợn người. Tôi cột một cái võng gai, nằm đưa qua đưa lại vùnvụt, những cái mắt võng in dấu vào lưng trần ngang dọc như lằn roi quất. Tôi thầm hát rumình. Chim quyên xuống đất ăn trùn, anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than. Ối tôi mà anhhùng cái quái gì, nhưng bây giờ muốn lên rừng đốt than cũng không xong, núi trụi hếtrồi. Bên tai tôi vẳng lời hát ru cháu của bà hàng xóm “Ngó lên núi trụi quán đàng, kêuanh cũng lỡ, kêu thằng khó kêu…” Rừng núi quê tôi bị chặt phá lở lói đầy thương tích,rồi bị bứng tận gốc như dãy núi Đình Cương ở đầu làng. Mỗi năm quê tôi đều có lụt, lụtlớn lụt nhỏ. Nhưng bây giờ đâu còn lụt mà là lũ. Dòng sông Vệ vốn trong xanh hiền lànhchợt trở nên hung dữ. Ngủ một đêm dậy thấy nước sông đầy, đục ngầu tràn lên đường cáivới bọt bèo rác rều trôi lều bều đầy sông. Sông không nuôi nổi người, dân vẫn cứ nghèo,chỉ có một lớp cán bộ giỏi bòn rút là mau giàu lên. Trai làng bỏ đi làm thuê làm mướncác nơi, gái làng vào thành phố bán vé số, bán trứng cút, bán bia ôm, bán mình…Gần tết rồi, trời bớt lạnh, nắng hanh vàng, cây mừng quân trong vườn trổ đầy lộc đỏ. Tôitrồng mấy luống cải, sáng nào cũng ra giếng xách nước tưới, chăm sóc cho nó mau lớnbán lấy tiền. Một buổi sáng tôi ra thấy có bóng người trùm chiếc khăn kín mít ngồi nhổcải. Tôi la toáng lên “Ăn trộm ! Ăn trộm”. Kẻ trộm vẫn điềm nhiên ngồi nhổ, tôi nhảy xổra túm lấy vai, hất chiếc khăn khỏi đầu, một cô gái nhăn nhở cười, tôi thoảng thốt lắp bắp“Xuân…”. Nhưng sao Xuân trẻ thế này, đôi mắt dại thế này… Bà hàng xóm sang gánhnước thản nhiên lên tiếng “Không phải con Xuân đâu, con Xanh em nó đó, nó bị khùngmấy năm nay”. Tôi buông cô gái, bứt mấy sợi dây chuối bó mấy cây cải cho cô đem về.Bà Tư vừa múc nước vừa cà kê “Năm mười chín tuổi tự nhiên nó bị điên, có người nói nóbị mắc đàng dưới, vì đi ngang miếu bà mà lại thả mái tóc dài đẹp quá bị bà ghen ghét,quở nên về đau một trận rồi điên. Mùa này nó điên nhẹ chớ mùa nắng nó bị nặng hơn.Tội nghiệp con gái mới lớn…”Tôi thở dài, khi biết hẹn hò với Xuân thì Xanh còn nhỏ lắm, cứ lén rình coi tụi tôi âu yếmnhau, tôi phải mua kẹo dụ Xanh đi chỗ khác chơi. Rồi Xuân bỏ tôi đi lấy chồng, tôi xấcbấc xang bang tha phương để kiếm sống và để quên tình. Học hành dở dang ở nhà cũngchỉ làm nông chẳng khá được, tôi vào Sài Gòn bắt đầu bằng nghề sửa xe ngoài lề đườngrồi theo bạn bè đi may công nghiệp, sau đó phụ việc trong một tiệm đồ gỗ rồi theo ngườita lên Đắc Lắc, Sông Bé buôn gỗ lậu. Có lúc cầm được trong tay hàng chục triệu, cũngnhậu tung trời, tập “bo” em út như những đại gia, tập ăn nói đao to búa lớn và rồi củathiên trả địa. Tôi bồ bịch với gái hàng quán, trọ trong những căn nhà ổ chuột, ăn nhữngbữa cơm ngoài lề đường, chan đầy bụi bặm. Tôi nhận ra ở đâu cũng có người nghèo, SàiGòn đâu phải là nơi mà ai cũng trúng số độc đắc. Nhưng cái nghèo ở thành phố còn đángsợ hơn ở nhà quê, dù sao ở quê họ cũng có một căn nhà tranh, một mảnh vườn hay mộtthửa ruộng và cuộc sống còn ấm áp tình người hơn. Ở quê tôi ai mà không có đất. Nhàgiàu ở đất bằng, cao ráo, còn nhà nghèo ở đất trũng hay đất gò. Người ta cho ai một cáinền nhà như cho một cái áo. Còn ở thành phố, đất đai bây giờ hầu hết vào tay bọn đầu cơđất và bọn cò, chúng cứ sang tay nhau mỗi ngày một giá, bao giờ người nghèo có đượctất đất mà cắm dùi. Đúng là tấc đất tấc vàng. Tôi nhận ra điều đó khi quen với một cô gái.Cô giấu nhà, mãi tôi mới biết, từ thuở sinh ra cô chỉ ở ngoài lề đường. Mẹ cô với mộtchiếc xe đẩy bán thuốc lẻ, ban đêm đẩy sát tường của một sân vận động, phủ bạt lên làmmái, kê kích thêm một vài miếng ván là thành cái nhà, ngày nhích ra sát mặt đường buônbán, nấu ăn dưới gốc cây. Mùa mưa thì chạy vào vỉa hè nhà đối diện ngồi co ro. Côkhông biết cha mình là ai, chỉ có một người chị đã qua Campuchia làm gái và không baogiờ trở về. Mẹ cô mới ngoài bốn mươi mà khô quắt khô queo, nhăn n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: