Thông tin tài liệu:
(Viết nhân giỗ đầu của nghệ nhân Trần Nhật Tấn) Tranh châm biếm Hàng Trống và Đông Hồ đầu thế kỷ 20 đã lóe sáng với những tác phẩm xuất sắc. Chúng ta hình như chưa đánh giá đúng mức tiếng nói của dòng tranh này với xã hội đương thời. Chúng ta cũng không mấy băn khoăn về thân thế của những người làm nên các bức tranh đó. Vâng, có lẽ chúng ta vẫn quen cách nghĩ rằng tranh dân gian là sáng tác tập thể, là khuyết danh... Những bậc cao niên của làng tranh dần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VƯƠNG CHÍ LUNG - BẬC TIÊN SƯ. n Trần Nhật
VƯƠNG CHÍ LUNG - BẬC TIÊN SƯ
(Viết nhân giỗ đầu của nghệ nhân Trần Nhật Tấn) Tranh châm biếm Hàng
Trống và Đông Hồ đầu thế kỷ 20 đã lóe sáng với những tác phẩm xuất sắc.
Chúng ta hình như chưa đánh giá đúng mức tiếng nói của dòng tranh này với
xã hội đương thời. Chúng ta cũng không mấy băn khoăn về thân thế của
những người làm nên các bức tranh đó. Vâng, có lẽ chúng ta vẫn quen cách
nghĩ rằng tranh dân gian là sáng tác tập thể, là khuyết danh... Những bậc cao
niên của làng tranh dần dần khuất núi để chúng ta không khỏi bùi ngùi trước
một di sản dần đi vào lãng quên.
Tranh châm biếm Hàng Trống và Đông Hồ đầu thế kỷ 20 đã lóe sáng với
những tác phẩm xuất sắc. Chúng ta hình như chưa đánh giá đúng mức tiếng
nói của dòng tranh này với xã hội đương thời. Chúng ta cũng không mấy băn
khoăn về thân thế của những người làm nên các bức tranh đó. Vâng, có lẽ
chúng ta vẫn quen cách nghĩ rằng tranh dân gian là sáng tác tập thể, là
khuyết danh... Những bậc cao niên của làng tranh dần dần khuất núi để
chúng ta không khỏi bùi ngùi trước một di sản dần đi vào lãng quên.
Tranh Đông Hồ là tranh làm ở quê, bán cho người quê. Cái chất quê mùa
thơm trong mùi giấy gió, trong mầu hoa hiên, trong những đường nét rắn rỏi,
những mảng màu chắc nịnh. Từ chuyện con gà con lợn, bụi lá dáy, chuyện
trê cóc, đến chuyện trai làng vật nhau, khiêng trống...mấy trăm năm vẫn thế.
Cho đến đầu thế kỷ 20, bỗng đột nhiên có những bức tranh Đông Hồ tân
thời, có ông Tây, bà đầm, có ô tô, có mũ phớt, có lọ mực có đèn dầu, có
súng săn, có chó cảnh...
Đáng quý ở chỗ nó vận dụng hình thức, vay mượn cốt truyện của tranh
Đông Hồ để bày tỏ những cảm khái thời cuộc. Bậc tiên sư của dòng tranh
này là Nguyễn Chí Lung.
1. Đi tìm bản quyền cho những dị bản đương đại của tranh dân gian Đông
Hồ
Có may mắn được hầu chuyện nghệ nhân Trần Nhật Tấn mấy tháng trước
khi ông qua đời, người viết được biết đôi điều về những nghệ sư của làng
tranh Đông Hồ. Sinh thời cụ Tấn rất quan tâm tới các bậc nghệ nhân tiền bối
đầu thế kỷ 20 của làng tranh. Một trong những bậc thầy mà cụ Trần vô cùng
cảm kích là cụ đồ Tỳ: Vương Chí Lung (1887-1944) cùng với những tên
tuổi khác như các nghệ nhân Nguyễn Thế Thức (1882-1943),Vương Chí
Lương (1916-1946), Lê Đình Liệu (1910-1973).
Như chúng ta biết hầu như tất cả những bức tranh dân gian Đông Hồ đầu thế
kỷ đều ở tình trạng khuyết danh. Tranh Đông Hồ chỉ mới tới gần đây các
nghệ nhân mới khắc tên tác giả trên mặt tranh. Cho nên các nhà nghiên cứu
chỉ xác định tác giả tranh Đông Hồ cho các nghệ nhân thời hiện đại như bức
Tố nữ quan họ của Trần Nhật Tấn, Bác Hồ với thiếu nhi của Nguyễn Đăng
Chế, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa của Nguyễn Hữu Sam...
Trong cuốn sách Làng tranh Đông Hồ của Nguyễn Thái Lai có đề cập đến
bức Tố nữ “phi dê” của nghệ nhân Nguyễn Chí Long ( thực ra là Nguyễn
Chí Lung). Sở dĩ các sách nghiên cứu về tranh Đông Hồ thường chép là
Vương Chí Long vì có lẽ ở làng còn gọi cụ đồ Tỳ là cụ đồ Ngọc Long.
Nguyên do có giai đoạn cụ ra Hà Nội mở cửa hàng vẽ trướng viết câu đối ở
phố Hàng Gà. Cửa hàng có tên Ngọc Long. Tới Tết cụ và gia đình lại đem
tranh Đông Hồ tới đình Mã Mây. Do có thời gian tiếp xúc với văn minh
thành thị và trào lưu văn học phê phán đương thời nên trong các bức tranh
của Vương Chí Lung có giọng điệu hài hước rất độc đáo của một ông đồ
làng. Sinh thời nghệ nhân Trần Nhật Tấn đã viết về thân thế của cụ đồ Tỳ (
cụ đồ Tỳ Vương Chí Lung là chú của nhà nghiên cứu văn học Vương Chí
Nhàn). Do lâm bệnh hiểm nghèo nên công việc chép lại lai lịch làng tranh
đành gác lại. Nay cụ đã về nơi chín suối, di cảo không biết nơi nao)
Theo nghiên cứu của cụ Tấn những bức Cóc Tây múa kỳ lân, Chuột Tàu
rước rồng, Trê cóc (đời mới) đều thuộc về nghệ nhân Nguyễn Chí Lung.
Diễu và Nhại là hai thái độ phê phán với những nhăng nhố đương thời của
ông.
2. Tranh Diễu
Ngoại trừ bức Đánh ghen, tranh Đông Hồ không nhiều thái độ diễu cợt. Có
lẽ thái độ diễu cợt không hợp với dòng tranh Tết. Người dân quê mùa những
bức tranh mầu sắc tươi tắn với những ước nguyện đơn sơ như mong con đàn
cháu đống, gia đình an khang hay ước cho con cháu sau này vinh hoa phú
quý. Chỉ vậy thôi nên dăm ba cái hài hước kiểu Trê cóc đi kiện cũng là quá
đủ. Một trong những nguyên nhân tạo nên dòng tranh dân gian châm biếm
thời kỳ này là sự phát triển của thể loại tranh châm biếm trên báo chí đương
thời. Những bức tranh Tố nữ “phi dê”, Văn minh phương Tây tọa đăng
xương, Cải lương phong tục mô tăng xứ hay những bức Cóc Tây múa kỳ
lân, Chuột Tàu rước rồng, Chê cóc (đời mới) có cái thâm thúy và hài hước
của kể quê nhìn người thành phố. Nó không giống những tranh biếm họa của
các danh họa trường Mỹ thuật Đông Dương, mang cái nhìn sắc sảo kiểu thị
dân. Những nhân vật phê phán của các họa sỹ thường là những nhân vật
chức sắc ở nông thôn như Lý Toét ( Nhất Linh sáng tác), Xã Xệ, Bang Bạnh
(Nguyễn Gia Trí sáng tác). Đối tượng châm biếm là đám nông dân thất học,
ngu muội ngô nghê và lũ quan lại ...