Phía trước của film frame (hoặc sensor) là vị trí của màn trập. Nhiệm vụ của nó ta đều biết là điều tiết thời gian phơi sáng (exposure time) của bức hình. Bình thường, màn trập đóng kín để film k0 bị phơi sáng, khi chụp màn trập mở ra để ánh sáng tiếp xúc với bản film. Màn trập mở càng lâu, ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại . Nếu chúng ta chỉ hình dung màn trập như 1 (một) cái rèm cửa sổ kéo ra kéo vào, thì sẽ thấy rằng thời gian phơi sáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
X-sync, H-sync, exposure time - Phần 1 X-sync, H-sync, exposure time - Phần 1 1. Vị trí & vai trò của màn trập Phía trước của film frame (hoặc sensor) là vị trí của màn trập.Nhiệm vụ của nó ta đều biết là điều tiết thời gian phơi sáng (exposuretime) của bức hình. Bình thường, màn trập đóng kín để film k0 bị phơi sáng, khi chụpmàn trập mở ra để ánh sáng tiếp xúc với bản film. Màn trập mở càng lâu, ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại . Nếu chúng ta chỉ hình dung màn trập như 1 (một) cái rèm cửa sổkéo ra kéo vào, thì sẽ thấy rằng thời gian phơi sáng của các điểm có vị tríkhác nhau trong khung cửa số, sẽ khác nhau. Điểm nào được hé ra trước,sẽ bị che lại sau và có thời gian phơi sáng lâu hơn. Điều này k0 thể chấpnhận được, và thực tế cũng k0 phải như vậy. Màn trập (shutter curtain) trong máy (D)SLR có 2 cái màn! 2. Nguyên lý hoạt động của màn trập (shutter curtain) Hai màn trập này lần lượt gọi là Front Curtain (hoặc First Curtain) vàRear Curtain (Second Curtain). Front Curtain (FC): có nhiệm vụ kéo ra để cho film lộ sáng Rear Curtain (RC): có nhiệm vụ đóng lại để điều tiết thời gian phơisáng của film. Cả hai màn trập này đều cùng chạy với 1 tốc độ như nhau Giả sử đây là cảnh chúng ta muốn chụp, và là cái chúng ta nhìnthấy qua viewfinder (a) (a) Lúc này film chưa hề bị phơi sáng, ta chưa bấm chụp, FC vẫn đangche kín film frame (b) (b) Khi chúng ta bấm chụp, gương sẽ lật lên, sau đó FC sẽ kéo từ dướilên trên, film lộ sáng từ dưới lên trên (c) (c) Sau khi FC kéo lên hết, film hoàn toàn lộ sáng, lúc này ảnh hoàntoàn được in lên bản film (d) (d) Tiếp theo, RC sẽ kéo lên để đóng lại, film bị che lại từ dưới lên trên(e) (e) Sau khi RC đóng lại toàn bộ, pose ảnh đã chụp xong (f) (f) gương hạ xuống, FC và RC trở lại vị trí ban đầu (b) Theo nguyên lý trên, ta thấy rằng vì cả hai màn trập đều chạy vớicùng một tốc độ, theo cùng một hướng cho nên, mọi điểm trên bản filmđều có thời gian phơi sáng như nhau. Thời gian phơi sáng (exposure time) chính là khoảng thời giangiữa thời điểm FC xuất phát (mở ra) và thời điểm RC xuất phát (đónglại) Như vậy, cái mà chúng ta thường gọi là tốc độ chụp, chúng tathường chọn là 30sec, 1sec, 1/100sec hay 1/8000sec, chính là thời gianphơi sáng, là exposure time. Nó là khoảng trễ giữa thời điểm xuất phátcủa FC & RC, còn cả hai cái màn trập này luôn luôn chạy với cùng một tốcđộ cố định, chứ k0 phải cái màn trập có thể lao ầm ầm với tốc độ1/8000 sec. Chẳng hệ thống cơ khí nào đạt được tốc độ kinh khủng đó cả.Tốc độ đó thấp hơn nhiều. Vậy nó bằng bao nhiêu ? Giả sử bằng 1/200 sec đi, vậy thì điều gì sẽ xảy ra ? Nếu chúng ta chụp ảnh ở tốc độ chậm hơn 1/200sec, ví dụ 1/60sec,hiện tượng sẽ diễn ra theo trình tự từ (a) đến (f) như trên. Tức là: - FC mở hết ra trong khoảng thời gian 1/200sec (0 đến 1/200), - 1/60 sec sau, tức là vào thời điểm (1/60), RC bắt đầu xuất phát đểđóng lại, - RC cũng kết thúc công việc của mình trong vòng 1/200sec, tức làvào thời điểm (1/200 + 1/60) sec. - Như vậy, bất kỳ một điểm nào trên bản film đều chỉ được phơisáng trong vòng 1/60 sec mà thôi và trong khoảng thời gian từ thờiđiểm 1/200sec (khi FC đã mở hết) đến 1/60sec (RC bắt đầu chạy),toàn bộ 100% diện tích bản film được phơi sáng trong lúc chờ đợinày. Nếu tốc độ chụp bây giờ nhanh hơn 1/200sec thì sao? 1/500secchẳng hạn. Nguyên lý vẫn k0 có gì thay đổi, tuy nhiên, hiện tượng có khácđôi chút. - FC cũng bắt đầu chạy từ thời điểm 0 và kết thúc hành trình ở thờiđiểm 1/200, - Tại thời điểm 1/500, RC xuất phát, lúc này FC mới chỉ đi đượckhoảng 1/3 quãng đường, - RC cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm (1/500 + 1/200) sec - Nguyên lý k0 hề thay đổi, nên thời gian phơi sáng của mọi điểmtrên bản film cũng vẫn được đảm bảo là 1/500sec. - Có điều, lúc này tiết diện bản film k0 hề được phơi sáng 100% nhưtrong trường hợp trên nữa mà chỉ được đón ánh sáng qua một khe hẹpbởi FC chưa mở hết thì RC đã phải đóng lại rồi. Bề rộng của khe quét kia lớn hay nhỏ tùy thuộc tốc độ chụp nhanhhay chậm (thời gian phơi sáng nhiều hay ít), bởi vì do RC xuất phát sớmhay muộn. Như vậy, chúng ta thấy một điều rằng, cho dù ta chọn tốc độ chụp làbao nhiêu đi nữa, bulb, 30sec, 1/100sec hay 1/8000sec thì màn chập vẫnluôn chỉ chạy với 1 tốc độ duy nhất. Và điều quan trọng nhất để thực hiệnxong một pose ảnh bạn phải cần ít nhất 1 khoảng thời gian tương ứngbằng : thời gian phơi sáng + tốc độ màn chập bời vì nếu tính từ lúc FC xuất phát, cần phải đợi 1 khoảng thời gianbằng thời gian phơi sáng để RC xuất phát cộng với tốc độ màn chập(khoảng thời gian đ ...