Cấu tạo màn trập Mấy phần trên chủ yếu giới thiệu về nguyên lý hoạt động của màn trập lúc bình thường và khi kết hợp với flash. Về cấu tạo cơ khí của nó, chắc các bác cũng ít khi để ý. Với máy SLR thì còn dễ, chỉ cần mở cái back cover mỗi khi tháo lắp film là thấy, còn với DSLR thì coi như chẳng bao giờ, vì hơi mạo hiểm với sensor. Em nhặt mấy cái hình trên net, nếu bác nào quan tâm. Cấu tạo và phương thức vận hành của màn trập...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
X-sync, H-sync, exposure time - Phần 2
X-sync, H-sync, exposure time -
Phần 2
5. Cấu tạo màn trập
Mấy phần trên chủ yếu giới thiệu về nguyên lý hoạt động của màn
trập lúc bình thường và khi kết hợp với flash. Về cấu tạo cơ khí của nó,
chắc các bác cũng ít khi để ý. Với máy SLR thì còn dễ, chỉ cần mở cái
back cover mỗi khi tháo lắp film là thấy, còn với DSLR thì coi như chẳng
bao giờ, vì hơi mạo hiểm với sensor. Em nhặt mấy cái hình trên net, nếu
bác nào quan tâm.
Cấu tạo và phương thức vận hành của màn trập chủ yếu dựa vào
chiều di chuyển của chúng, có 2 loại chính.
5.1 Màn trập quét theo chiều ngang - Horizontal shutter curtain
Đây là kiểu mà các máy ảnh đời cũ hay dùng, hai màn trập di
chuyển theo chiều ngang.
Màn trập quét ngang của Nikon F3
và dưới đây là nguyên lý hoạt động của nó
Hai màn trập là hai lá kim loại mỏng, độ đàn hồi cao, chạy đi chạy lại
trong những thanh ray để làm nhiệm vụ phơi sáng.
Ưu điểm: độ bền cực cao, cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo.
Nhược điểm: Tốc độ màn trập X-sync rất thấp (khoảng 1/60 đến
1/90 sec) vì mấy lý do:
- Do di chuyển theo chiều ngang nên quãng đường vận hành của
màn trập dài,
- Việc cuốn lá kim loại dài đòi hỏi thời gian và công sức khá nhiều.
Một nhược điểm lớn nữa là do màn trập dịch chuyển theo chiều
ngang, trong khi gương lại lật theo chiều dọc, do đó, khi bấm chụp, phải
đợi cho gương lật lên hoàn toàn thì First curtain mới bắt đầu chạy được để
đảm bảo chiều dọc bản film được lộ sáng hoàn toàn. Điều này làm cho
shutter lag cao.
Để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà chế tạo hướng vào
loại màn trập quét theo chiều dọc.
5.2 Màn trập quét theo chiều dọc - Vertical shutter curtain
Phần lớn các máy ảnh hiện đại ngày nay đều dùng loại màn trập
quét dọc này.
Màn trập quét dọc của Nikon F5
Việc di chuyển theo chiều dọc đã giúp màn trập rút ngắn rất nhiều
thời gian vận hành nhờ quãng đường di chuyển ngắn hơn.
Ngoài ra, để tăng tốc độ X-sync, màn trập 1 lá kim loại to và nặng nề
được thay thế bằng loại có kết cấu từ nhiều lá (blade). Cụ thể là gồm 4 lá,
2 lá bằng hợp kim nhôm, 2 lá bằng carbon fiber.
Những lá kim loại này rất mỏng, nhẹ nên thời gian và tiêu hao năng
lượng khi vận hành khá nhỏ. Từng lá sẽ được rút dần từ dưới lên trên.
Phương thức này cũng dễ dàng đồng bộ với chuyển động của gương lật,
làm giảm đáng kể shutter lag. Rất hiểu quả trong việc chụp ảnh ở tốc độ
cao, so với loại màn trập quét ngang.
Nhược điểm chính của loại màn trập này là cấu trúc cơ khí điều
khiển và vận hành các lá kim loại phức tạp hơn. Các lá kim loại mỏng, hẹp
mà kích thước lại dài (theo chiều dài bản film) nên khi chuyển động rất dễ
rung, ảnh hưởng đến độ nét của ảnh. Đây là một lý do rất tế nhị khi có ý
kiến cho rằng body cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh! Tuy nhiên,
lĩnh vực này vẫn tiếp tục được các nhà chế tạo tìm tòi, nghiên cứu để các
lá kim loại vận hành ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao được X-sync,
tuổi thọ và tính ổn định của màn trập. Cũng vì thế mà các máy (D)SLR
ngày nay mới có thêm một tiêu chí về tuổi thọ là số kiểu chụp, tương
đương số lần hoạt động của màn trập.
Màn trập quét dọc của máy Nikon FE2, với tốc độ X-sync 1/200sec
và tốc độ chụp cao nhất 1/4000sec. Tốc độ này là điều đáng nể vào những
năm của thập kỷ 80.
Máy Nikon FM2 được thay thế bằng loại màn trập làm từ Titanium.
Kích thước bộ phận cơ khí cải thiện đáng kể, nhỏ gọn hơn rất nhiều. Niềm
tự hào của Nikon đến nỗi họ đã đóng triện lên cái ổ trập này. Theo như
quảng cáo thì loại màn trập titanium này cho phép tuổi thọ camera đạt tới
ít nhất là 100.000 shots !
6. Màn trập điện tử
Những thuật ngữ X-sync, H-sync chỉ có ý nghĩa với các máy (D)SLR
sử dụng màn trập cơ khí để điều tiết thời gian phơi sáng. Còn đối với các
máy digital compact sử dụng màn trập điện tử thì k0 còn khái niệm X-sync
nữa, đồng thời, mọi tốc độ chụp đều coi như H-sync.
Lý do X-sync k0 còn nữa bởi vì màn trập cơ khí cũng k0 tồn tại trong
những máy DC P&S nữa. Ở những máy này, ánh sáng đi thẳng qua lens,
k0 có gương, k0 có màn trập, ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với sensor. Tuy
nhiên, khi chưa tiến hành thao tác chụp ảnh, sensor sẽ ở trạng thái OFF,
tức là k0 được tiếp điện, k0 có phản ứng gì với ánh sáng cả. Chỉ khi bấm
chụp, sự phơi sáng được tiến hành khi sensor được tiếp điện và chuyển
sang trạng thái ON. Các pixel sẽ tiếp nhận thông tin ánh sáng để thực hiện
quá trình số hóa. Thời gian ở trạng thái ON của sensor chính là tốc độ
chụp, là thời gian phơi sáng được máy / người chụp thiết lập. Kết thúc
khoảng thời gian này, sensor lại trở lại trạng thái OFF. Thực tế là chẳng có
cái màn (curtain) nào cả, thời gian phơi sáng được điều tiết bởi tín hiệu
điện tử trong việc cung cấp (ON) và ngắt điện (OFF) cho sensor. Nên gọi
bóng gió là màn trập ...