Mô Tả:Cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 1520mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam điểm đốm tím, 3 nhị, bầu hạ. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu.Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở khắp nơi.Thu hoạch:Vào mùa xuân, thuPhần dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XẠ CAN (Kỳ 2) XẠ CAN (Kỳ 2)Mô Tả: Cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phíatrên. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam điểm đốm tím, 3 nhị, bầu hạ.Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu. Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở khắp nơi. Thu hoạch: Vào mùa xuân, thu Phần dùng làm thuốc: Thường dùng Thân Rễ. Mô tả dược liệu: Rễ Xạ can cong queo, có đốt ngắn, mầu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruộttrắng. Chất cứng, vị thơm. Bào chế: + Lấy nước ngâm mềm, thái nhỏ, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Dùng tươi: rửa sạch, gĩa với ít muối, ngậm. Dùng khô: mài thành bộttrong bát nhám, uống với nước (Dược liệu Việt Nam). Bảo quản: Để nơi khô ráo. Thành phần hóa học: + Irigenin (Hồ Hiểu Lan, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (1): 29). + Tectorigenin, Tectoridin (Ngô Ác Tây, Dược Học Học Báo 1992, 27 (1):64). + Belamcanidin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A (Yamaki M và c ộngsự, Planta Med 1990, 56 (3): 335). + Irisflorentin (Từ Ác Cương, Dược Học Học Báo 1983, 18 (12): 969). + Iridin (Kukani N và cộng sự, C A 1951, 45: 820b). + Noririsflorentin (Woo W S và cộng sự, Phytochemistry 1993, 33 (4):939). Tác dụng dược lý: + Tác dụng chống nấm và virus: Chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitrothấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hôhấp (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với nội tiết; Dích chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uốnghoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có tác dụngnhanh và dài hơn (Trung Dược Học). + Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống n ước sắc Xạ can, thấycó tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng1990, 6 (6): 28). + Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991,39 (7): 1877). + Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấptăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ LâmSàng 1985, (1): 153). + Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầukhuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Võ Phi, TrungHoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315). Tính vị: + Vị đắng, tính bình (Bản Kinh). + Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có độc ít (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị đắng, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, thủ Thiếu âm tâm, thủ Quyết âmTâm bào (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học Tham khảo: + Xạ can giáng được hỏa vì vậy nó là thuốc chủ yếu dùng trị họng sưngđau. Tôn Tư Mạo trong sách ‘Thiên Kim Phương’ có bài ‘Ô Dực Cao’, TrươngTrọng Cảnh trong sách ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm’ trong bài thuốc trị ho, khí nghịchlên, trong họng có tiếng nước khò khè như tiếng gà kêu, đã dùng bài ‘Xạ Can MaHoàng Thang’. Trong bài ‘Miết Giáp Hoàn’ dùng trị chứng ngược mẫu [sốt rét],dùng Ô phiến [Xạ can] là để giáng tướng hỏa của Quyết âm vậy. Hỏa giáng thìhuyết tan, thủng [sưng] tiêu, đờm kết tự giải, chứng trưng hà tự hết (Bản ThảoCương Mục). + Xạ can có tác dụng khai thông mạnh hơn là tả giáng, là vị thuốc thườngdùng trị họng đau (Đông D ược Học Thiết Yếu). + Xạ can vị vốn đắng mà chất nhẹ. Đắng thì giáng tiết hỏa ở Phế, nhẹ thì cóthể tuyên thông Phế khí. Vừa giáng lại vừa tuyên thông, cho nên nó là vị thuốc chủyếu trị bệnh ở Phế. Dù Phế nhiệt hoặc hàn, biết phối hợp sử dụng hỗ trợ với liềulượng phù hợp thì hiệu quả thu được rất cao (Đông Dược Học Thiết Yếu).