Danh mục

Xã hội chính trị học

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 66.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã hội học chính trị là một môn khoa học rất đặc thù và do đó cũng rất phức tạp, xét trên mọi chiều cạnh của nó, từ đối tượng và phương pháp nghiên cứu, từ xác định bộ máy, khái niệm, phạm trù đến nội dung và những đặc điểm của nó với tư cách là một khoa học
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội chính trị họcXã hội học chính trị - quan niệm và những vấn đề đặt raGS, TS. Hoàng Chí BảoTạp chí Báo chí & Tuyên truyền06:49 PM - Thứ bảy, 09/09/2006Nhận biết về những mối liên hệ giữa xã hội học và chính trị học với xã hội học chính trị.Xã hội học chính trị là một môn khoa học rất đặc thù và do đó cũng rất phức tạp, xét trên mọi chiều cạnh của nó,từ đối tượng và phương pháp nghiên cứu, từ xác định bộ máy, khái niệm, phạm trù đến nội dung và những đặcđiểm của nó với tư cách là một khoa học.Nằm trong một tập hợp lớn các khoa học xã hội và nhân văn, xã hội học chính trị có vị trí và tầm quan trọng riêngcủa nó, góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề xã hội cũng như nghiên cứu phương diện xã hội của chính trịtrong quá trình phát triển.Xã hội học chính trị càng trở nên cần thiết và hữu ích khi xã hội vận động và phát triển dưới tác động mạnh mẽcủa những cải cách và đổi mới, của đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để chuyển mình từ một nước nôngnghiệp sang một nước công nghiệp, từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, từ mô hình phát triển đơn tuyếnvà đơn trị, đóng cửa và khép kín sang mô hình phát triển mới với mở cửa, hội nhập, hợp tác song phương và đaphương, hợp tác và cạnh tranh để phát triển. Đó là phương thức phát triển dựa trên tiền đề ổn định, đặc biệt làổn định chính trị, bằng cách tổng hợp cả nội lực và ngoại lực, chú trọng giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội đồng thời chú trọng cả môi trường sinh thái - tự nhiên lẫn môi trường xã hội - nhân văn, do đó cũng ngàycàng được nhận thức đầy đủ hơn từ các chủ thể lãnh đạo và quản lý về vai trò - mục tiêu động lực của conngười, của văn hoá.Xã hội học chính trị là một môn khoa học đầy tính triển vọng, không chỉ vì ở nước ta, nó là một ngành khoa họcnon trẻ, đang hình thành mà còn vì đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hoá đời sống chính trị và đời sống xã hộinói chung đang đòi hỏi rất nhiều ở xã hội học chính trị, đang chờ đợi nó đưa ra những câu trả lời xác thực mà xãhội đang cần. Đổi mới kinh tế - xã hội và đổi mới hệ thống chính trị đã khách quan hoá vai trò, tầm quan trọng vàtính triển vọng của xã hội học chính trị. Nhìn một cách tổng quát, đất nước - xã hội - con người Việt Nam đangđổi mới, đang hướng tới phát triển bền vững, đang chủ động liên kết, hội nhập trong khu vực và trên thế giới.Mục đích của đổi mới là tìm kiếm con đường và phương thức để vượt qua trì trệ, giải quyết, khủng hoảng, đưađất nước vào quỹ đạo phát triển năng động và thiết thực nhất, làm tăng nguồn vốn xã hội mà mấu chốt là vốnngười tư bản người, khả năng liên kết xã hội bới sức mạnh của dân chủ, đoàn kết, đồng thuận. Định hướng pháttriển này phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo đồng thời có truyền thốnglịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước với sức mạnh của tính cộng đồng bền vững.Trạng thái xã hội Việt Nam hiện nay cũng nổi lên những vấn đề đáng lưu ý, có ý nghĩa xã hội học. Đó là, nướcta đang ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN và trong đổi mới đang chuyển mạnh sang nềnkinh tế thị trường, đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó là một xã hội quá độ với một nền kinh tếđang chuyển đổi, cả mô hình phát triển, cơ cấu, lẫn cơ chế quản lý và các chính sách điều tiết. Trong lòng xã hộicũng đang diễn ra những biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp, giai tầng, tầng lớp, nhóm xã hội và các thế hệ... vềsự phân hoá, về ưu thế của nhóm phát triển vượt trội và một bộ phận không nhỏ dân cư (nhất là ở nông thôn,miền núi, vùng sâu, vùng xa) đang chậm phát triển thậm chí có cả sự thua thiệt trong phát triển. Do đó, điều tiếtvà điều chỉnh các đối tượng và các quan hệ xã hội bằng cơ chế và chính sách tác động theo nguyên lý công bằngxã hội đang trở nên rất cần thiết và bức xúc.Lý luận cũng như thực tiễn đã cho thấy, tác động qua lại giữa cái kinh tế và cái xã hội tất yếu phải đi qua vòngkhâu của cái chính trị, tiêu biểu và trực tiếp nhất là thể chế nhà nước, các chế định pháp luật, bao gồm cả nhữngchế tài nhất là trong điều kiện Nhà nước pháp quyền. Chính trị tham dự vào đời sống xã hội, định ra phươnghướng phát triển kinh tế và quản lý xã hội như thế nào cho hợp lý, đúng đắn, để chính trị trở thành lực đẩy chứkhông phải là lực cản đối với phát triển - đó là vấn đề mà các khoa học xã hội - nhân văn phải nghiên cứu, đưa racâu trả lời. Trách nhiệm ấy trước hết thuộc về các khoa học chính trị, trong đó không thể thiếu vắng xã hội họcchính trị.Đó là mặt khách quan của vấn đề, tức là đời sống xã hội hiện thực tiềm tàng những khả năng khách quan đểphát triển xã hội học chính trị.Song mặt chủ quan của vấn đề lại khác, nó đòi hỏi phải cắt nghĩa cái hiện tượng có tính nghịch lý sau đây:Thực tiễn chính trị Việt Nam rất phong phú, dân tộc Việt Nam qua trải nghiệm lịch sử đã tích luỹ được rất nhiềukinh nghiệm chính trị và có sự nhạy cảm sâu sắc về chính trị nhưng vì sao chính trị học, lý luận khoa học vềchính trị lại chậm phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: