Tổ chức bầu cử chỉ cần 6 tháng, lập nên một nền kinh tế thị trường thì một năm, còn muốn tạo ra một xã hội dân chủ phải cả một thế hệ. Mà không có xã hội dân sự thì không thể có dân chủ.Ralf Dahrendorf Trong câu chuyện nổi tiếng của Lewis Carroll, Alice ở Xứ Thần Tiên, có con mèo Cheshire. Đó là con mèo ảo, khi hiện ra khi biến mất, sắc sắc không không. Nó lại có đặc điểm là thường hay mở miệng cười. Đặc biệt là có khi nó mất dạng, nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt NamTổ chức bầu cử chỉ cần 6 tháng, lập nên một nền kinh tế thị tr ường thì một năm,còn muốn tạo ra một xã hội dân chủ phải cả một thế hệ. Mà không có xã hội dânsự thì không thể có dân chủ.Ralf DahrendorfTrong câu chuyện nổi tiếng của Lewis Carroll, Alice ở Xứ Thần Tiên, có con mèoCheshire. Đó là con mèo ảo, khi hiện ra khi biến mất, sắc sắc không không. Nó lạicó đặc điểm là thường hay mở miệng cười. Đặc biệt là có khi nó mất dạng, nhưngnụ cười của nó vẫn còn đó. Khiến cho cô bé Alice, một người ít khi ngạc nhiên vìbất cứ cái gì, kể cả những điều nghịch lí nhất, cũng phải kinh ngạc thốt lên: “Tôitừng thấy những con mèo không cười, chứ chưa bao giờ thấy cái cười khôngmèo”. Nhà Trung Quốc học người Pháp Yves Chevrier[1] đã nhắc tới con mèoCheshire khi ông bàn tới “xã hội dân sự” ở Trung Quốc, hay đúng hơn, khi ôngnghiên cứu những bước truân chuyên lao tâm khổ tứ của những nhà Trung Quốchọc khi họ đi tìm “xã hội dân sự” ở Trung Quốc, cổ đại và hiện đại, để rồi rốt cuộchình như không đi xa hơn cuộc tranh luận nảy lửa: có thể “áp đặt” khái niệm “Tâyphương” là “societas civilis” vào việc nghiên cứu một nước phương Đông làTrung Quốc hay không?Có nhà nghiên cứu còn viện dẫn G. W. F. Hegel, nhà triết học nghe nói đã viết ởđâu đó rằng Trung Quốc là một Nhà nước không có xã hội.[2] Chẳng biết, chẳnghiểu gì về Hegel, nhưng nghe câu nói động trời ấy, tôi vội gõ vào cái cửa thíchđáng nhất là địa chỉ email của người đã dịch Hiện tượng học tinh thần.[3] Được trảlời: câu ấy không thấy trong văn bản, không có trong mấy chục trang Hegel viết vềphương Đông, cụ thể trong Các bài giảng về Lịch sử triết học (tập I) và Các bàigiảng về triết học Lịch sử. Nó phản ánh phần nào cái nhìn của Hegel về TrungQuốc và Ấn Độ, nhưng câu chữ như vậy, nếu có, thì không “hê-ghê-liên” chútnào, vì đối với Hegel, “Nhà nước” cao hơn “xã hội”.Nhưng thôi, chuyện Hegel, chúng ta lát nữa sẽ đề cập. Xin trở lại “con mèoCheshire” và cái “cười” của nó. Trước khi xem ở Trung Quốc và Việt Nam cómèo, có mèo cười hay mèo không cười, có cười có mèo hay không mèo, chúng tahãy làm công việc “chính danh”: thử định nghĩa “x ã hội dân sự”, và rất nhanhchóng, chúng ta sẽ thấy nó là một mớ bòng bong khá rối rắm, nó là A và là không-A, nó được giá và mất giá, nó đáng sợ, đáng nghi và nó rất cần, “không có nó thìkhông có dân chủ”; tóm lại, muốn gỡ mối bòng bong ấy, để biết chúng ta bàn vềcái gì, thì trước hết, xin điểm qua lịch sử của cụm từ “xã hội dân sự”. Sau đó,chúng ta sẽ xét tới số phận của cụm từ ấy ở “phương Đông” là Trung Quốc và ViệtNam, và từ đó, bàn qua thực trạng và triển vọng của bản thân xã hội dân sự ở đó.Lịch sử một cụm từ – khái niệmCụm từ “civil society”/“société civile” mãi đến thế kỉ 17 mới xuất hiện trong cácvăn bản tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng “nguyên bản” bằng tiếng Latinh của nó,“societas civilis”, đã được Cicéron sử dụng từ thời Cổ La Mã, với một nội dungtương đương với cụm từ Hi Lạp koinōnia politikē. Trong thời cổ đại và trung cổ,cái xã hội được gọi là civilis ấy chính là xã hội con người được tổ chức thành Nhànước, nó hầu như đồng nhất với khái niệm Nhà nước, civilis được hiểu với hainghĩa: một là nó văn minh / civilisé, đối nghịch với trật tự tự nhiên, hoang dại, tứclà nó có pháp luật, có lễ độ; hai là công dân, người tham gia trực tiếp vào sinh hoạtdân chủ của thành quốc – tất nhiên, tại thành quốc Athènes, cái nôi của nền dânchủ ấy, số công dân chỉ là một thiếu số nhỏ bé, vì trong đó không có đàn bà, khôngcó nô lệ, không có mê-téc μετοίκος / metoikos nghĩa là “người ngoài”, nhữngngười “ngụ cư” (chắc cũng không có… Việt kiều luôn).Như vậy là cho đến thế kỉ 17 ở châu Âu, khái niệm “xã hội civilis” hầu như đồngnhất với khái niệm xã hội được tổ chức về mặt chính trị, nghĩa là Nhà nước.Nhưng bản thân nó đã mang mầm mống của sự phân hoá và mâu thuẫn: bởi vìtrong xã hội châu Âu thời Trung Cổ và Phục hưng, quyền lực chính trị được chiasẻ giữa hai đối tác: Giáo hội và Quân vương (le Prince). Một hay hai? Một thànhhai, hai thành một? Vấn đề lại càng trở nên phức tạp và gay cấn vì xuất hiện haitay phá đám. Một là Luther phủ nhận vai trò của linh mục – người trung gian giữatín đồ và Thượng đế – phản đối vai trò cồng kềnh, sa hoa của Giáo hội. Với quanniệm Tin Lành, mỗi cá nhân tín đồ trở thành những cá nhân thực thụ, không cònnấp bóng áo chùng của linh mục (người chăn linh hồn) được nữa, mà phải tự chănphần hồn của mình, cá nhân trở thành cô độc một cách kinh khủng – và chínhnhững còn người cô độc kinh khủng ấy sẽ gặp nhau trong các cuộc “townmeetings” mà Alexis de Tocqueville đã mô tả trong tác phẩm Bàn về nền dân chủở Mĩ. Sau Luther (và Calvin nữa, tất nhiên), người phá đám thứ nhì là giai cấp tưsản thương nhân, sẽ nhân danh “xã hội dân sự” để đòi hỏi quyền tự trị đối vớichính quyền (quân chủ) và ...