Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước - PETER F. DRUCKER. phan 2
Số trang: 70
Loại file: pdf
Dung lượng: 652.07 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu 'xã hội tri thức, quản lý kinh doanh, xã hội và nhà nước - peter f. drucker. phan 2', kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước - PETER F. DRUCKER. phan 2 95 Những Khung mẫu Mới của Quản lý Management's New Paradigms Peter F. Drucker Forbes, October 5, 1998, pp. 152-176 http://www.forbes.com/forbes/1998/1005/6207152a.html Khi chúng ta tiến sâu hơn vào nền kinh tế tri thức, các giả thiết cơ bản đặt cơ sở cho phần lớn cái được dạy và thực hành dưới danh nghĩa quản lý là lỗi thời một cách vô vọng. Như mọi nhà điều hành dày dạn đều biết, ít chính sách vẫn còn hợp lệ trong thời gian dài 20 đến 30 năm. Hầu hết các giả thiết về nền kinh tế, về kinh doanh, về công nghệ cũng chẳng còn hợp lệ lâu hơn thế. Thế mà hầu hết các giả thiết của chúng ta về kinh doanh, công nghệ và tổ chức đã ít nhất 50 năm tuổi. Chúng đã vượt quá thời của chúng. Kết quả là, chúng ta thuyết giảng, dạy và thực hành các chính sách ngày càng xung đột với thực tế và vì thế phản tác dụng. Tiểu luận này thử xem xét lại các giả thiết và tập quán này. Các giả thiết cơ bản về thực tế là các khung mẫu (paradigms) của một khoa học xã hội. Các giả thiết này về thực tế xác định cái mà bộ môn tập trung vào. Các giả thiết phần lớn cũng xác định cái gì bị đẩy sang một bên như một ngoại lệ khó chịu. Có các giả thiết sai và mọi thứ rút ra từ chúng sẽ là sai. Mary Parker Follett (1868-1933) đã là một trong những học giả quản lý ban đầu sáng suốt nhất. Nhưng công trình của bà đã bị bỏ qua trong hàng thập kỷ bởi vì các giả thiết của bà khác các giả thiết thịnh hành khi quản lý trở thành một môn (học) vào các năm 1930. Follett rao giảng việc dùng xung đột để tạo ra sự hiểu biết. Bà đã tin vào quản lý để tăng suất thu nhập, và suất thu nhập tăng lên có thể đạt 96 được thông qua sự hiểu biết tốt hơn giữa những người làm công. Follett đã lạc điệu trong hai bè. Các năm 1930 đã bị ô nhiễm Marxist, và những người Marxist đã tin rằng mâu thuẫn giai cấp là không thể giải quyết nổi. Các năm ba mươi cũng đã tin rằng cắt giảm chi phí là cốt lõi của quản lý tốt. Thế nhưng bây giờ chúng ta biết rằng Follett đã sát thực tế về xã hội, người dân và quản lý hơn các nhà lý luận và các nhà thực hành những người đã bỏ qua công trình của bà. Các giả thiết này, mà chúng xác định cái chúng ta lưu ý đến và cái chúng ta bỏ qua, thường được các học giả, các tác giả, các nhà giáo và các nhà thực hành trong lĩnh vực nắm trong tiềm thức. Như thế, chúng hiếm khi được phân tích, hiếm khi được nghiên cứu, hiếm khi bị thách thức – quả thực hiếm khi thậm chí được trình bày rõ ràng. Bởi vì các giả thiết có hiệu lực nói chung không còn áp dụng được nữa, quan trọng là đầu tiên chúng ta làm rõ chúng, rồi thay chúng bằng các giả thiết phù hợp tốt hơn với thực tế ngày nay. Đối với một môn xã hội, như quản lý, các giả thiết thực ra quan trọng hơn rất nhiều so với các khung mẫu cho một khoa học tự nhiên. Khung mẫu – tức là, lý thuyết chung thịnh hành – không có tác động nào lên thế giới tự nhiên. Bất luận khung mẫu khẳng định rằng mặt trời quay quanh trái đất, hay rằng ngược lại, trái đất quay quanh mặt trời, không có ảnh hưởng nào lên mặt trời và trái đất cả. Nhưng một môn xã hội, như quản lý, có quan hệ với những con người và các định chế con người. Thế giới xã hội không có các “quy luật tự nhiên” nào như các khoa học vật lý. Như vậy nó chịu sự thay đổi liên tục. Điều này có nghĩa là, các giả thiết có hiệu lực ngày hôm qua có thể trở nên vô hiệu và, quả thực, hoàn toàn lầm lạc ngay lập tức. Đó là tình hình hiện nay với môn quản lý. 97 Những giả thiết dẫn quản lý đến lạc lối là gì? Cơ sở của thuyết chính thống ngày nay, thí dụ, là một giả thiết cơ bản được hầu hết các nhà lý thuyết quản lý và hầu hết các nhà thực hành cho là có hiệu lực từ những ngày sớm nhất của tư duy về tổ chức; tức là, từ Henri Fayol ở Pháp và Walter Rathenau ở Đức khoảng năm 1900. Đã được coi là dĩ nhiên rằng có một hình thức đúng của tổ chức. Fayol đã đề ra nguyên lý rằng có một cấu trúc đúng cho mọi doanh nghiệp chế tạo: một sự phân chia chức năng thành các bộ phận kỹ thuật, chế tạo, bán hàng, tài chính và nhân sự, mỗi bộ phận được quản lý tách biệt và được gom lại chỉ ở mức của tổng điều hành. Dẫu cho các lý thuyết về cái gì tạo thành tổ chức tốt đã thay đổi vài lần trong thế kỷ qua, các nhà thực hành và các nhà nghiên cứu quản lý vẫn giữ giả thiết rằng có một dạng đúng duy nhất của tổ chức cho mọi doanh nghiệp. Đấy chỉ là một trong bảy giả thiết cơ sở đã lỗi thời về tổ chức: • Rằng chỉ có một cách đúng để tổ chức kinh doanh. • Rằng các nguyên tắc quản lý áp dụng chỉ cho các tổ chức kinh doanh. • Rằng có một cách đúng duy nhất để quản lý con người. Trở về trước, cách đúng đã là kiểm soát từ trên xuống – tập trung hóa. Muộn hơn, phi tập trung hóa – phân quyền trở thành mốt. Ngày nay cách tiếp c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước - PETER F. DRUCKER. phan 2 95 Những Khung mẫu Mới của Quản lý Management's New Paradigms Peter F. Drucker Forbes, October 5, 1998, pp. 152-176 http://www.forbes.com/forbes/1998/1005/6207152a.html Khi chúng ta tiến sâu hơn vào nền kinh tế tri thức, các giả thiết cơ bản đặt cơ sở cho phần lớn cái được dạy và thực hành dưới danh nghĩa quản lý là lỗi thời một cách vô vọng. Như mọi nhà điều hành dày dạn đều biết, ít chính sách vẫn còn hợp lệ trong thời gian dài 20 đến 30 năm. Hầu hết các giả thiết về nền kinh tế, về kinh doanh, về công nghệ cũng chẳng còn hợp lệ lâu hơn thế. Thế mà hầu hết các giả thiết của chúng ta về kinh doanh, công nghệ và tổ chức đã ít nhất 50 năm tuổi. Chúng đã vượt quá thời của chúng. Kết quả là, chúng ta thuyết giảng, dạy và thực hành các chính sách ngày càng xung đột với thực tế và vì thế phản tác dụng. Tiểu luận này thử xem xét lại các giả thiết và tập quán này. Các giả thiết cơ bản về thực tế là các khung mẫu (paradigms) của một khoa học xã hội. Các giả thiết này về thực tế xác định cái mà bộ môn tập trung vào. Các giả thiết phần lớn cũng xác định cái gì bị đẩy sang một bên như một ngoại lệ khó chịu. Có các giả thiết sai và mọi thứ rút ra từ chúng sẽ là sai. Mary Parker Follett (1868-1933) đã là một trong những học giả quản lý ban đầu sáng suốt nhất. Nhưng công trình của bà đã bị bỏ qua trong hàng thập kỷ bởi vì các giả thiết của bà khác các giả thiết thịnh hành khi quản lý trở thành một môn (học) vào các năm 1930. Follett rao giảng việc dùng xung đột để tạo ra sự hiểu biết. Bà đã tin vào quản lý để tăng suất thu nhập, và suất thu nhập tăng lên có thể đạt 96 được thông qua sự hiểu biết tốt hơn giữa những người làm công. Follett đã lạc điệu trong hai bè. Các năm 1930 đã bị ô nhiễm Marxist, và những người Marxist đã tin rằng mâu thuẫn giai cấp là không thể giải quyết nổi. Các năm ba mươi cũng đã tin rằng cắt giảm chi phí là cốt lõi của quản lý tốt. Thế nhưng bây giờ chúng ta biết rằng Follett đã sát thực tế về xã hội, người dân và quản lý hơn các nhà lý luận và các nhà thực hành những người đã bỏ qua công trình của bà. Các giả thiết này, mà chúng xác định cái chúng ta lưu ý đến và cái chúng ta bỏ qua, thường được các học giả, các tác giả, các nhà giáo và các nhà thực hành trong lĩnh vực nắm trong tiềm thức. Như thế, chúng hiếm khi được phân tích, hiếm khi được nghiên cứu, hiếm khi bị thách thức – quả thực hiếm khi thậm chí được trình bày rõ ràng. Bởi vì các giả thiết có hiệu lực nói chung không còn áp dụng được nữa, quan trọng là đầu tiên chúng ta làm rõ chúng, rồi thay chúng bằng các giả thiết phù hợp tốt hơn với thực tế ngày nay. Đối với một môn xã hội, như quản lý, các giả thiết thực ra quan trọng hơn rất nhiều so với các khung mẫu cho một khoa học tự nhiên. Khung mẫu – tức là, lý thuyết chung thịnh hành – không có tác động nào lên thế giới tự nhiên. Bất luận khung mẫu khẳng định rằng mặt trời quay quanh trái đất, hay rằng ngược lại, trái đất quay quanh mặt trời, không có ảnh hưởng nào lên mặt trời và trái đất cả. Nhưng một môn xã hội, như quản lý, có quan hệ với những con người và các định chế con người. Thế giới xã hội không có các “quy luật tự nhiên” nào như các khoa học vật lý. Như vậy nó chịu sự thay đổi liên tục. Điều này có nghĩa là, các giả thiết có hiệu lực ngày hôm qua có thể trở nên vô hiệu và, quả thực, hoàn toàn lầm lạc ngay lập tức. Đó là tình hình hiện nay với môn quản lý. 97 Những giả thiết dẫn quản lý đến lạc lối là gì? Cơ sở của thuyết chính thống ngày nay, thí dụ, là một giả thiết cơ bản được hầu hết các nhà lý thuyết quản lý và hầu hết các nhà thực hành cho là có hiệu lực từ những ngày sớm nhất của tư duy về tổ chức; tức là, từ Henri Fayol ở Pháp và Walter Rathenau ở Đức khoảng năm 1900. Đã được coi là dĩ nhiên rằng có một hình thức đúng của tổ chức. Fayol đã đề ra nguyên lý rằng có một cấu trúc đúng cho mọi doanh nghiệp chế tạo: một sự phân chia chức năng thành các bộ phận kỹ thuật, chế tạo, bán hàng, tài chính và nhân sự, mỗi bộ phận được quản lý tách biệt và được gom lại chỉ ở mức của tổng điều hành. Dẫu cho các lý thuyết về cái gì tạo thành tổ chức tốt đã thay đổi vài lần trong thế kỷ qua, các nhà thực hành và các nhà nghiên cứu quản lý vẫn giữ giả thiết rằng có một dạng đúng duy nhất của tổ chức cho mọi doanh nghiệp. Đấy chỉ là một trong bảy giả thiết cơ sở đã lỗi thời về tổ chức: • Rằng chỉ có một cách đúng để tổ chức kinh doanh. • Rằng các nguyên tắc quản lý áp dụng chỉ cho các tổ chức kinh doanh. • Rằng có một cách đúng duy nhất để quản lý con người. Trở về trước, cách đúng đã là kiểm soát từ trên xuống – tập trung hóa. Muộn hơn, phi tập trung hóa – phân quyền trở thành mốt. Ngày nay cách tiếp c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản lý tri thức kinh doanh xã hội nhà nước PETER F. DRUCKER kỹ năng mềm kỹ năng quản lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 777 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 421 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 385 0 0 -
Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Phần 1
88 trang 378 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 307 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 293 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 291 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 223 0 0 -
3 trang 218 0 0
-
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 210 0 0