Danh mục

Xa xứ

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.83 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không cách gì khác, nhứt định Thạch phải về quê gặp ba anh để hỏi kỹ lại chuyện ông Liêm và cô Dung, chuyện mà lâu nay anh cứ hay nghĩ đến như một người lẩn thẩn, đặc biệt trong những đêm dài lê thê, ông Liêm và cô Dung cứ đáo đi đáo lại trong đầu anh như hai vị khách không mời.Đang là giai đoạn khắc nghiệt nhứt của mùa đông, bốn bề tuyết trắng xóa: tuyết đang rơi, tuyết nằm trên mặt đất, trên mái nhà, tuyết đậu chênh vênh trên cành cây, rồi xèng xèng! Chiếc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xa xứXa xứKhông cách gì khác, nhứt định Thạch phải về quê gặp ba anh để hỏi kỹ lại chuyệnông Liêm và cô Dung, chuyện mà lâu nay anh cứ hay nghĩ đến như một người lẩnthẩn, đặc biệt trong những đêm dài lê thê, ông Liêm và cô Dung cứ đáo đi đáo lạitrong đầu anh như hai vị khách không mời.Đang là giai đoạn khắc nghiệt nhứt của mùa đông, bốn bề tuyết trắng xóa: tuyếtđang rơi, tuyết nằm trên mặt đất, trên mái nhà, tuyết đậu chênh vênh trên cành cây,rồi xèng xèng! Chiếc tpôlâybuýt (loại xe điện không chạy theo đường ray) dừng lạitự mở cửa, không ai xuống cũng chẳng ai lên, “Xin quí khách hãy cẩn thân!... ”, lạixèng xèng, cửa tự đóng. Khi Thạch hà hơi vào tấm kính cửa sổ cho băng tan ra đểnhìn rõ bên ngoài thì chiếc tpôlâybuýt đã quẹo sang đường Đôbraliubốp, hai cánhrâu điện trên nóc xe xọet lên hai luồng sáng rồi biến mất hẳn vào trong tuyết. Từtrên lầu sáu của ký túc xá sinh viên nhìn xuống, thấy chỉ còn vài người, chắc là sayrượu, đang khật khưỡng dưới ánh đèn cao áp, trong quần áo mùa đông, với ô dù...nhìn cứ nhòn nhọn giống những khúc bút chì quá ngắn đến độ không còn gọt đượcnữa. Thạch đứng đó một hồi. Chợt anh he hé cánh cửa sổ, rón rén thò tay nắm mộtnắm tuyết. Trò chơi lãng mạn bất thường trên không mang lại một kết quả lãngmạn nào: đó chỉ là cục nước đá bào với độ mịn cao, lạnh - tất nhiên, và tan nhanhbởi nhiệt độ ấm áp trong phòng, giống bao cục nước đá bào được xịt xi rô mà hồinhỏ ai cũng có dịp, ít nhứt một lần, bỏ vào miệng cho nó tự tan với bao hào hứng.Nhưng thôi, chuyện ăn nước đá bào có gì là quan trọng. Sự kiện ông Liêm và côDung há chẳng quan trọng hơn chuyện ăn đá bào? Ngày xưa ông Liêm hay làmmướn cho nhà Thạch đủ thứ công việc không có tên tuổi, từ đào ao nuôi cá, dọn cỏvườn cho đến việc quét nhà, xách nước. Khi rảnh rỗi ông thường ngồi kể cho anhem Thạch nghe nhiều chuyện phiêu lưu rùng rợn mà ông đã trải qua (?), trong đócó một chuyện Thạch còn nhớ hơn cả; rằng, hồi còn lưu lạc ở miền Đông, một lầnông đến một cái trảng nước nằm sâu trong rừng để thượt cá. Theo ông, về cá thì cóthể nói đó là cái ổ bởi chưa từng ai đến đó trước ông. Khi ông đang mải mê với ổcá của mình dưới trảng thì bất ngờ một con cá sấu khổng lồ tấn công. Ông bỏ câu,ôm vội một thân cây gần đó trèo lên. Con cá sấu nằm dưới gốc cây chờ ông haingày hai đêm. Ông Liêm ở trên cây cũng bằng khoảng thời gian ấy. May sao, mộttoán du kích tình cờ đi ngang qua và họ đã hạ con cá sấu giải thoát cho ông. Theoông Liêm, con cá sấu đó lớn đến mức ông và cả toán du kích cũng không tài nàokhiêng về nổi.Giờ đây nhớ lại, Thạch thấy câu chuyện quá hoang đường, nhưng chắc đã phải trảiqua việc câu cá trong rừng thật ông Liêm mới có thể bịa thêm. Ta hãy tạm hìnhdung: đó chỉ là cái vũng nước với vài ba con lòng tong lục chốt chứ chẳng phải ổcá như ông nói; còn con cá sấu, nếu có, chắc chỉ lớn hơn cườm tay, và... bảo đảmkhông hề có chuyện ai tấn công ai. Nhưng hình ảnh ngoạn mục nhứt là hình ảnhmột gã đàn ông lực lưỡng treo mình trên cành cây hai ngày hai đêm, ở dưới gốccây là con cá sấu bằng cườm tay, nó nằm há mồm hai ngày hai đêm đợi gã rơixuống để ăn thịt! Riêng chuyện toán du kích tình cờ đi ngang qua hạ sát con cá sấugiải thoát cho ông - có thể tin là hoàn toàn không có. Ông Liêm phải tài ba lắm mớilôi được họ vào chuyện cốt chỉ để chứng minh mỗi một việc: con cá sấu lớn đến cỡnào! Tuy nhiên sau này mỗi lần ngồi nghiệm lại Thạch mới vỡ lẽ, chứ lúc ấy anhem Thạch hồi hộp theo dõi câu chuyện của ông Liêm thiếu điều nhểu nước miếng.Về cuộc sống gia đình, ông Liêm có nói một câu mà Thạch còn nhớ: “mẹ, trồngchuối để nấy (lấy) con, mà mẹ sùng nên con cũng sùng nuôn (luôn)!”. Sùng là chữdân quê Thạch gọi một hiện tượng bệnh của loài chuối: cây chuối tự nhiên thúi từtrong ruột thúi ra, rồi vàng hết lá, chết. Nếu chuối mẹ sùng thì chuối con cũngsùng, muốn diệt trừ loại dịch này chỉ có cách bứng bỏ nguyên cả gốc rễ. Ông Liêmđã ám chỉ vợ con ông như loài chuối bị sùng, như vậy gia đình ông thuộc loạikhông ra gì.Lần đến đây, Thạch chợt nhớ ra: Thôi phải rồi, người ta gọi ông là Huế Liêm. Dânxứ Thạch gọi tất cả những người ở miền ngoài là Huế. Ông Liêm không nói đượcchữ “lờ” rõ ràng ông người Bắc. Ông vô Nam năm nào? Và tại sao chỉ mình ônglưu lạc tới chốn khỉ ho cò gáy ấy? Vợ con ông thế nào để ông phải đi lẹo tẹo với côDung?Xèng, xèng! Mặc dù cửa tự động mở nhưng lần này hai cánh mở không cùng mộtlúc. “Xin quí khách hãy cẩn thận!...” Không ai lên cũng chẳng ai xuống. Dướiđường giờ này hầu như không một “khúc bút chì” nào còn sót lại, vậy mà nhữngchiếc trôlâybuýt vẫn cứ cần mẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình trên những lộ trìnhnhứt định. Những đêm mùa đông như thế này ở kinh thành Mátxcơva có bao nhiêuchuyến xe không người? Mà mùa đông ở đây thì dài, những đêm mùa đông Thạchgọi là những đêm dài, nó bắt đầu tối từ khoảng bốn giờ chiều hôm trước, đến chín,mười giờ sáng hôm sau mới chị ...

Tài liệu được xem nhiều: