Danh mục

Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế theo tiểu vùng ở tỉnh Nghệ An

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.91 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tập trung xác định các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế theo tiểu vùng trên địa bàn cấp tỉnh, bao gồm hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu khái quát (Diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất, số dân và mật độ dân số, lao động: số lượng, cơ cấu, tỉ lệ qua đào tạo, vốn đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế (hiện trạng phát triển kinh tế chung và theo ngành...).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế theo tiểu vùng ở tỉnh Nghệ An JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 152-165 XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU VÀ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ KINH TẾ THEO TIỂU VÙNG Ở TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Hoài Trường Đại học Vinh E-mail: hoaigvdhv@gmail.com Tóm tắt. Bài báo tập trung xác định các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế theo tiểu vùng trên địa bàn cấp tỉnh, bao gồm hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu khái quát (Diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất, số dân và mật độ dân số, lao động: số lượng, cơ cấu, tỉ lệ qua đào tạo, vốn đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế (hiện trạng phát triển kinh tế chung và theo ngành. . . ). Trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định áp dụng vào đánh giá sự phát triển kinh tế của các tiểu vùng ở tỉnh Nghệ An, gồm: tiểu vùng đồng bằng ven biển, tiểu vùng Tây Bắc, tiểu vùng Tây Nam, chỉ ra những thành tựu và những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. Từ khóa: Lãnh thổ kinh tế, tiểu vùng, chỉ tiêu, Nghệ An, xác định.1. Mở đầu Cho đến nay, Nghệ An đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể pháttriển KT - XH theo không gian, nhưng chủ yếu mang tính chất hành chính, chưa phát huyđược thế mạnh theo lãnh thổ và tạo hiệu ứng lan tỏa. Dưới góc độ Địa lý học, việc xácđịnh các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế theo không gian ở tỉnh Nghệ An, làm cơ sởcho việc phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) từ đó giúp TCLTKT hợplý hơn, phát huy được tối đa các nguồn lực sẵn có, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnhtheo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bắt kịp sự phát triển chung của quốc gia, sớmtrở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận vàthực tiễn.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các chỉ tiêu đánh giá2.1.1. Nhóm chỉ tiêu chung - Diện tích tự nhiên: thể hiện quy mô về không gian, khả năng về đất cho phát triểnkinh tế của tiểu vùng. - Cơ cấu sử dụng đất: thể hiện mức độ khai thác và sử dụng đất cũng như tươngquan sử dụng đất theo các mục đích khác nhau.152 Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế... - Số dân và mật độ dân số: thể hiện quy mô và mức độ tập trung dân cư của tiểuvùng. - Lao động: số lượng, cơ cấu, tỉ lệ qua đào tạo: phản ánh số lượng, chất lượng laođộng phục vụ phát triển kinh tế cho tiểu vùng và tương quan lực lượng (khả năng đáp ứng)lao động theo ngành kinh tế trong tiểu vùng. - Vốn đầu tư sản xuất: phản ánh khả năng về tài chính cho khai thác phát triển lãnhthổ. - Cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị: thể hiện bộ khung lãnh thổ và khả năng pháttriển.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế - GDP, tỉ lệ GDP so với toàn tỉnh: phản ánh quy mô và mức độ đóng góp kinh tếcủa tiểu vùng trong nền kinh tế chung toàn tỉnh. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình: được tính bằng cách so sánh lượng tăngtuyệt đối (GDP) giữa hai thời kì với mức độ của thời kì được chọn làm gốc so sánh, phảnánh mức độ tăng trưởng kinh tế của tiểu vùng và đóng góp trong tăng trưởng kinh tế củatỉnh. Công thức tính: Trong đó: - i thời gian cuối kỳ nghiên cứu; i -1 thời gian đầu kỳ nghiên cứu; - Trong đó: Ii : tốc độ tăng liên hoàn; d1 : lượng tăng tuyệt đối liên hoàn; Yi : lượngtăng tuyệt đối của kỳ (năm) nghiên cứu; Yi−1 : lượng tăng tuyệt đối của năm trước kỳ (năm)nghiên cứu. - Cơ cấu kinh tế theo ngành (C): là tỉ trọng đóng góp GDP của mỗi ngành trong hệthống kinh tế, thể hiện trình độ phát triển và chức năng chính (theo ngành) của tiểu vùng. Công thức tính: Trong đó: GDP1 : Tổng sản phẩm quốc nội của ngành nông – lâm – ngư; GDP2 :Tổng sản phẩm quốc nội của ngành công nghiệp – xây dựng; GDP3 : Tổng sản phẩm quốcnội của ngành dịch vụ. - Giá trị sản xuất /số lao động đang hoạt động kinh tế của tiểu vùng: phản ánh năngsuất lao động của tiểu vùng. - GDP bình quân đầu người: thể hiện hiệu quả phát triển của tiểu vùng cả về mặtkinh tế và xã hội. - Phát triển công nghiệp + Giá trị sản xuất và tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp: thể hiện quy mô vàmức độ mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp của tiểu vùng. 153 Nguyễn Thị Hoài + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ởlãnh thổ lớn hơn: thể hiện vai trò của tiểu vùng trong phát triển công nghiệp ở cấp lãnhthổ đó. + Các ngành công nghiệp chính của tiểu vùng: phản ánh hướng chu ...

Tài liệu được xem nhiều: