Nếu ta sử dụng cùng một loại bình định mức có thể tích V biết trước và cùng một lượng hoá chất cho vào bình ấy thì hệ số nhân cho mỗi bình định mức M =221/(V-d) sẽ được tính trước và lập thành bảng. Do đó: ∑S (ml H2S/l) = M(m-n)K Ví dụ: - Để xác định độ chuẩn thực của dung dịch Thyosunfit, ta dùng Pipet dung tích 10ml có số hiệu chỉnh +0,03 và lấy được 10,03 ml dịch chuẩn K2Cr2O7 0,02N. Số đọc trung bình trên Biuret sau 2 lần chuẩn độ Thyosunfit vào cùng lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM NƯỚC BIỂN - phần 2
Nếu ta sử dụng cùng một loại bình định mức có thể tích V biết trước và
cùng một lượng hoá chất cho vào bình ấy thì hệ số nhân cho mỗi bình định mức
M =221/(V-d) sẽ được tính trước và lập thành bảng. Do đó:
∑S (ml H2S/l) = M(m-n)K (2.8)
Ví dụ:
- Để xác định độ chuẩn thực của dung dịch Thyosunfit, ta dùng Pipet dung
tích 10ml có số hiệu chỉnh +0,03 và lấy được 10,03 ml dịch chuẩn K2Cr2O7
0,02N. Số đọc trung bình trên Biuret sau 2 lần chuẩn độ Thyosunfit vào cùng
lượng dung dịch chuẩn này là 10,18, hiệu chỉnh số đọc này là 0,00. Vậy hệ số
hiệu chỉnh độ chuẩn dung dịch Thyosunfit là K=10,03/10,18 = 0,985.
- Dùng chính Pipet kể trên ta lấy được 10,03 ml dung dịch chuẩn 0,02N Iốt
trong KI và dùng Pipét khác lấy 2 ml dung dịch HCl 1:1 cho vào bình định mức
có dung tích V=250 ml, bổ sung nước biển không có H2S đến vạch mức của
bình. Khi chuẩn độ hỗn hợp trên bằng dung dịch Na2S2O3 đã kiểm tra độ chuẩn,
ta tìm được số đọc trên Biuret là: lần thứ nhất m1=9,98, lần thứ hai m2=9,96,
trung bình cho 2 lần đọc là 9,97, hiệu chỉnh số đọc này là +0,01 nên số đọc thực
là m=9,98.
- Khi xác định lượng H2S trong mẫu nước biển tương ứng với lượng Iốt còn
lại, ta lấy 250 ml mẫu nước để chuẩn độ bằng dung dịch Thyosunfit (mẫu nước
đã có sẵn 2ml dung dịch HCl 1:1 để tạo khí CO2). Số đọc trên Biuret trong
trường hợp này là n=6,86. Từ (2.7) ta có:
221 .( 9 , 98 − 6 ,68 ). 0 , 985
∑ S ( mlH 2 S / l ) = = 2 ,85 ( mlH 2 S / l )
250 − (10 ,33 + 2 )
2.3.8. Thứ tự công việc
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị cần thiết.
Bước 2: Kiểm tra độ chuẩn của dung dịch Na2S2O3.
Bước 3: Xác định tương quan giữa dung dịch Na2S2O3 và dung dịch I2, gồm
56
các việc sau:
- Nạp khí CO2 vào đầy bình định mức. Lấy 10 ml dung dịch chuẩn 0,02N
Iốt trong KI và 1 ml dung dịch HCl 1:1 cho vào bình định mức kể trên. Có thể
thay công việc này bằng cách cho vào bình định mức sạch 2 ml HCl 1:1 và cho
tiếp vào đó một lượng 0,2 g NaHCO3, sau đó cho vào 10 ml hỗn hợp dung dịch
Iôt trong KI.
- Bổ sung nước biển không có H2S đến vạch mức của bình.
- Chuyển dung dịch từ bình định mức sang bình tam giác và chuẩn độ nó
bằng dung dịch Thyosunfit đã kiểm tra độ chuẩn.
Bước 4: Lấy mẫu nước và cố định H2S, gồm các việc sau:
- Chuẩn bị loạt bình định mức để lấy mẫu. Số lượng bình tương ứng với số
tầng cần lấy mẫu.
- Nạp khí CO2 vào các bình bằng một trong hai cách đã nêu.
- Lấy một lượng nhất định (thường là 10 ml) dung dịch 0,02N Iốt trong KI
và nếu bình được nạp khí CO2 từ bình thép thì lấy thêm 1 ml dung dịch HCl 1:1
cho vào các bình mẫu đã chuẩn bị. Đậy nút và bảo quản chúng ở nơi mát.
- Khi máy lấy nước được đưa lên boong tầu khảo sát thì tiến hành lấy nước
mẫu vào bình cho đến vạch mức và chuyển ngay đến nơi phân tích.
Bước 5: Chuẩn độ mẫu nước bằng dung dịch Thyosunfit đã kiểm tra độ
chuẩn và đã xác định tương quan với Iốt. Ghi kết quả chuẩn độ vào sổ chuyên
môn.
Bước 6: Lặp lại bước 5 cho mẫu khác.
Bước 7 Việc tính toán kết quả có thể thực hiện sau khi phân tích xong loạt
mẫu hoặc cuối ngày làm việc. Kết quả tính toán phải được người thứ hai kiểm
tra lại.
57
Chương 3
XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN
CỦA HỆ CÁCBÔNÁT TRONG NƯỚC BIỂN
3.1. XÁC ĐỊNH PH NƯỚC BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
3.1.1. Giới thiệu chung
Nước là chất phân ly cực kỳ yếu, sản phẩm phân ly là các ion H+ và OH-:
H2O ⇔ H+ + OH-
Theo định luật tác dụng khối lượng, ở trạng thái cân bằng ta có:
K=[H+].[OH-]/[H2O] K[H2O] = [H+].[OH-]
hay
Trong đó K là hằng số phân ly (hằng số cân bằng nhiệt động). Vì nồng độ
phân tử gam của nước được coi là không đổi (có giá trị bằng 1000/18≈55,56
Mol/l) nên K[H2O] cũng không đổi và được gọi là hằng số tích nồng độ ion của
nước.
Các quá trình khác nhau có thể làm biến đổi nồng độ ion Hydro và
Hydroxyl trong nước, song tích nồng độ của chúng luôn là một hằng số. Nghĩa
là, nếu có một quá trình nào đó làm tăng nồng độ H+ (ví dụ sự phân ly của các
muối bicacbonat hoà tan trong nước) thì nồng độ OH- phải giảm tương ứng (và
ngược lại), sao cho tích nồng độ của chúng không đổi. Ở trạng thái cân bằng ứng
với nhiệt độ 22oC và áp suất 760 mm Hg, nước sạch trung tính có hằng số phân
ly K ≈ 1,8.10-16 nên hằng số nồng độ K.[H2O]≈1.10-14, do đó [H+]=[OH-]≈10-7.
Trong môi trường nước tự nhiên nói chung, ion Hydro tồn tại với nồng độ
rất nhỏ (bậc nồng độ vào khoảng 10-5-10-9 ion ...