Danh mục

Xác định hàm lượng chì và Cadimi trong một số loại gạo tiêu thụ ở thành phố Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 923.35 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả xác định hàm lượng Chì (Pb) và Cadimi (Cd) trong một số loại gạo được tiêu thụ ở thành phố Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả chỉ ra rằng, lượng trung bình của Pb và Cd được đưa vào cơ thể hàng tuần từ gạo thấp hơn nhiều lần so với khuyến cáo của WHO/FAO.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định hàm lượng chì và Cadimi trong một số loại gạo tiêu thụ ở thành phố Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHÌ VÀ CADIMI TRONG MỘT SỐ LOẠI GẠO TIÊU THỤ Ở THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ HÀ THÙY TRANG* NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN, NGÔ VĂN TỨ Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: hatrangdhsph@gmail.com Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả xác định hàm lượng Chì (Pb) và Cadimi (Cd) trong một số loại gạo được tiêu thụ ở thành phố Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng trung bình của Pb và Cd trong gạo là 248,30 ± 146,83 và 15,16 ± 12,45 (μg/kg chất khô). 44,83 % các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở dưới ngưỡng khuyến cáo và 55,17% các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở trên ngưỡng khuyến cáo; 100% các mẫu gạo có hàm lượng Cd ở dưới ngưỡng khuyến cáo của Việt Nam, WHO/FAO, Australia và New Zealand. Để đánh giá sự an toàn của thức ăn đưa vào cơ thể, lượng Pb và Cd hàng tuần được đưa vào cơ thể từ gạo được tính toán dựa trên lượng gạo tiêu thụ hàng ngày. Kết quả chỉ ra rằng, lượng trung bình của Pb và Cd được đưa vào cơ thể hàng tuần từ gạo thấp hơn nhiều lần so với khuyến cáo của WHO/FAO. Từ khóa: Cadimi, chì, quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), kim loại nặng trong gạo. 1. MỞ ĐẦU Hầu hết các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đều không thể thiếu các món ăn được chế biến từ gạo như: cơm, bún, phở, bánh chưng, bánh dày,… Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, gạo cung cấp tinh bột và một số vitamin cho cơ thể, do đó vấn đề kiểm tra chất lượng gạo là cần thiết. Gạo không chỉ là điều kiện của cuộc sống, nguồn thu nhập của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới mà còn gắn liền với văn hóa dân tộc của nhiều đất nước. Gạo là một trong năm nguồn lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Chì, cadimi là hai trong số các kim loại độc đối với con người có trong môi trường được biết đến khá nhiều, là những nguyên tố không thiết yếu đối với cơ thể sống. Chì và cadimi được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Chúng đi vào môi trường từ các nguồn như: tự nhiên, nước thải công nghiệp, phân bón hóa học photphat, các phế thải màu bị vùi lấp trong đất, khai thác các mỏ quặng chì và kẽm, các nhà máy tinh luyện… [4]. Nếu đất, nước tưới tiêu, không khí của nơi trồng lúa bị ô nhiễm chì, cadimi, thì sản phẩm gạo thu được cũng bị nhiễm chì, cadimi [9]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng quy trình xử lý mẫu, khảo sát các thông số thích hợp và đánh giá độ tin cậy của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử [10]. Từ đó, áp dụng vào phân tích hàm lượng kim loại chì và cadimi trong một số loại gạo tiêu thụ ở thành phố Huế, với mong muốn góp một phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất, dụng cụ Các dung dịch làm việc của các kim loại Pb, Cd được pha hàng ngày từ các dung dịch chuẩn tương ứng có nồng độ 1.000 ppm dùng cho AAS của hãng Merck, Đức. Các hóa chất như HNO3, HClO4, H2SO4, K2SO4, NH4H2PO4... của hãng Merck, Đức, nước cất 2 lần. 319 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA - 6800 của hãng Shimadzu, Nhật Bản. Cân phân tích AUW220D ( 0,01 mg) của hãng Shimadzu, Nhật Bản. Máy cất nước hai lần Aquatron của hãng Bibby Sterilin, Anh. Thiết bị lọc nước siêu sạch EASYpure RF của hãng Barnstead, Mỹ. Lò nung (đến 1.1000C) của hãng Nabertherm, Đức. Các dụng cụ như: bình định mức các loại, pipet vạch và pipet bầu các loại, micropipet các loại, cốc mỏ, ống đong,... 2.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu Lấy mẫu: 29 mẫu gạo của 12 loại gạo khác nhau được lấy ở 3 đại lý gạo lớn, chuyên bán sĩ và bán lẻ gạo ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế: cửa hàng, đại lý gạo 182 Hùng Vương; cửa hàng, đại lý gạo 64 Nguyễn Huệ; cửa hàng, đại lý gạo 144B Nguyễn Huệ. Tiến hành lấy mẫu gạo theo các tài liệu [5], [6], [8]. Xử lý mẫu: - Kỹ thuật vô cơ hóa ướt: Cân chính xác khoảng 1,0000 g mẫu gạo cho vào cốc, thêm vào trong cốc 20mL hỗn hợp của 2 axit đậm đặc: axit HNO3 đậm đặc 65% và axit HClO4 đậm đặc 70% (tỷ lệ hỗn hợp của hai axit là 3:1), và thêm 2,5mL axit H2SO4 đậm đặc 96%. Tiến hành trộn đều hỗn hợp thu được trên và rồi để yên trong 30 phút. Sau đó, đậy cốc có chứa hỗn hợp trên bằng một mặt kính đồng hồ có khả năng chịu được axit, rồi đặt cốc lên trên bếp điện và tăng nhiệt độ từ từ cho đến khi hỗn hợp sôi. Tiếp tục đun sôi cho đến khi cạn (còn khoảng 3mL) và có khói HClO4 bay ra. Để nguội, định mức đến 20mL bằng nước cất, lắc đều [4]. - Kỹ thuật vô cơ hóa khô: Cân chính xác khoảng 1,0000 g mẫu gạo cho vào chén nung, cho thêm 5mL K2SO4 10% phủ lấy gạo, đem sấy ở nhiệt độ 1150C cho đến khi khô hoàn toàn. Sau đó, vô cơ hóa mẫu trong lò nung ở 5000C từ 4 – 10 giờ. Nếu chưa được sản phẩm là tro trắng, thì cho thêm 2mL axit HNO3 đậm đặc, tiến hành làm khô hoàn toàn dung dịch thu được bằng bếp điện. Tiếp tục vô cơ hóa mẫu trong lò nung ở 5000C trong 30 phút cho đến khi thu được sản phẩm là tro trắng hoàn toàn. Hòa tan tro bằng 1mL axit HNO3 đậm đặc và 5 mL nước cất. Định mức đến 20mL bằng nước cất, lắc đều [1]. 2.3. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit Kỹ thuật đo cường độ vạch phổ: Các thông số kỹ thuật quá trình đo vạch phổ P ...

Tài liệu được xem nhiều: