Bài viết trình bày sự cần thiết của việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ; Xác định nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật hiện hành; Kiến nghị hoàn thiện quy định về cách xác định nguồn nguy hiểm cao độ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật hiện hành
XÁC ĐỊNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Lê Thị Hồng, Lê Thị Yến Nhi
Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Hiện nay, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số lượng máy móc, thiết bị,…ngày càng
hiện đại, mang tính tự động hóa, hệ thống các công trình điện phục vụ đời sống được mở rộng trên phạm
vi cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó cũng kéo theo những tai nạn gia tăng ảnh hưởng đến an
toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của mọi người. Trong số đó, có những tai nạn do chính bản thân
hoạt động của các máy móc, thiết bị, phương tiện, hệ thống điện..gây ra mà con người không thể hoặc
mất khả năng kiểm soát được. Trong giới khoa học pháp lý xuất hiện một thuật ngữ để chỉ những sự vật
này, đó là “nguồn nguy hiểm cao độ”. Để có thể áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra một cách chính xác nhất, chúng ta cần tìm hiểu rõ
hơn về thuật ngữ này cũng như cách xác định nguồn nguy hiểm cao độ .
Từ khóa: Chất cháy, nguồn nguy hiểm cao độ, phương tiện giao thông vận tải cơ giới, thú dữ, xác định
nguồn nguy hiểm cao độ.
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và luật dân sự nói riêng, các nhà làm luật vẫn chưa đưa ra
một khái niệm cụ thể để giải thích về nguồn nguy hiểm cao độ(NNHCĐ). Giống như Bộ luật Dân sự
(BLDS) 2005 thì BLDS 2015 các nhà làm luật vẫn dùng phương pháp liệt kê khi nói về nguồn nguy hiểm
cao độ thay vì đưa ra định nghĩa cụ thể về NNHCĐ hay nói cách khác là vẫn sử dụng những từ ngữ của
BLDS 2005 cho BLDS 2015 .Theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 nay là Khoản 1 Điều 601
của BLDS 2015 “NNHCĐ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy
công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐ
khác do pháp luật quy định.” Theo Nghị quyết số 03 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
ban hành ngày 08/07/2006 (NQ số 03/2006/NQ-HĐTP) về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hướng dẫn thi hành Điều 623 của BLDS 2005
như sau “ Để xác định NNHCĐ cần căn cứ vào Khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó”. Như vậy,
ngoài căn cứ vào quy định trong BLDS thì còn căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan ở
từng lĩnh vực chuyên ngành nếu muốn xác định cụ thể, chi tiết hơn. Ví dụ như: để xem xét một vật có
phải vũ khí, chất cháy nổ hay không thì cần căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ năm 2017 hay để biết một phương tiện tham gia giao thông có phải phương tiện vận tải cơ giới thì
xem xét trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).
2. XÁC ĐỊNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH
Vậy khi BLDS và văn bản quy phạm pháp luật không quy định, NNHCĐ sẽ được hiểu và xác định như thế
nào.
Theo Từ điển giải thích luật học thì “ NNHCĐ được hiểu là vật mà khi bảo quản, sản xuất, vận hành, dịch
chuyển có tiềm năng gây ra thiệt hại cho môi trường và người xung quanh. NNHCĐ gồmg phương tiện
giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chát nổ, chất
121
[9]
cháy, chát độc, chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐ khác” qua cách giải thích trên thì NNHCĐ là vật
mà khi bảo quản, sản xuất, vận hành, dịch chuyển có tiềm năng gây ra thiệt hại cho môi trường và người
xung quanh. Tức là, nó phải luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại, là những vật đang tồn tại hiện hữu
trong đời sống ngày nay và quan trọng là nó không phải là những vật được hình thành trong tương lai. Ví
dụ như: Một lượng lớn thuốc nổ sắp được sản xuất thì chúng không phải là NNHCĐ.
Ngoài ra, còn rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, như:
“NNHCĐ là những vật thể hay chất thể tồn tại trong tự nhiên xã hội mà trong quá trình tồn tại, hoạt động
của nó tiểm tàng gây thiệt hại về tính mạng, tài sản cho những người xung quanh hay nói cách khác các
[10]
đối tượng là NNHCĐ luôn luôn có khả năng gây nguy hại cho con ngưởi và tài sản” hay “ Các đối tượng
được coi là NNHCĐ là những vật, máy móc, phương tiện, động vật( thú dữ) đang tồn tại mà hoạt động
vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản chúng có tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại bất ngờ về tính
mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh mà không bao giờ con người cũng lường trước và
[11]
có thể ngăn chặn ( không kiểm soát nguy cơ gây thiệt hại) còn có quan điểm khác lại cho rằng “NNHCĐ
theo Điều 623 BLDS 2005 (hiện nay là Điều 601 BLDS 2015) được hiểu là những vật đang tồn tại hiện
hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt
hại cho môi trường và những người xung quanh. Tính nguy hiểm của nó còn thể hiện ở chỗ con người
[12]
không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại.”
Các định nghĩa và quan điểm trên nhìn chung đều đề cập tới vấn đề NNHCĐ là gì và những tiềm ẩn nguy
cơ gây thiệt hại cho con người và tài sản, đặc biệt là ở chỗ con người không thể kiểm soát được việc gây
ra hậu quả của NNHCĐ. Chính vì vậy, các NNHCĐ ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự còn
chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, cụ thể l ...