Danh mục

Xác định nhu cầu học tập của sinh viên trong dạy học thực hành kĩ thuật theo lí thuyết học tập trải nghiệm của David A. Kolb

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.79 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xây dựng cách thức xác định nhu cầu học tập của sinh viên học cùng lớp thông qua phân nhóm trình độ và phong cách học tập của họ làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học thích hợp để nâng cao hiệu quả dạy học. Kết quả đánh giá thử nghiệm được trình bày trong bài viết này là cơ sở cho giảng viên chủ động linh hoạt phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định nhu cầu học tập của sinh viên trong dạy học thực hành kĩ thuật theo lí thuyết học tập trải nghiệm của David A. KolbJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0158Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 171-177This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÁC ĐỊNH NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH KĨ THUẬT THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID A. KOLB Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong cùng một lớp học, sinh viên luôn có sự khác nhau về trình độ và phong cách học tập, nên những nhu cầu về mức độ nội dung học tập và cách thức học tập cũng khác nhau. Dựa vào lí thuyết học tập trải nghiệm và mô hình phong cách học tập của Kolb, bài viết xây dựng cách thức xác định nhu cầu học tập của sinh viên học cùng lớp thông qua phân nhóm trình độ và phong cách học tập của họ làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học thích hợp để nâng cao hiệu quả dạy học. Kết quả đánh giá thử nghiệm được trình bày trong bài viết này là cơ sở cho giảng viên chủ động linh hoạt phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Từ khóa: Nhu cầu học tập, dạy học thực hành kĩ thuật, học tập trải nghiệm.1. Mở đầu Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, quá trình dạy học đã hướng trọng tâm hơn vàonhu cầu học tập của sinh viên thông qua các hình thức học tập linh hoạt như: học tập qua mạng,học tập từ xa, học tập tại chỗ; các chương trình đào tạo linh hoạt như: đào tạo theo module, đàotạo theo tín chỉ, đào tạo phân hóa. Các hình thức và chương trình đào tạo linh hoạt này đã cho thấyđược khả năng đáp ứng rất tốt của quá trình dạy học đối với những thay đổi đa dạng về nhu cầu họctập của sinh viên, và nhu cầu nhân lực của xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động dạy học theonhu cầu học tập vẫn còn là vấn đề mới. Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu học tập của sinh viên trong dạyhọc thực hành kĩ thuật (THKT) để làm cơ sở cho việc lựa chọn lập kế hoạch dạy học phù hợp làrất cần thiết trong tình hình hiện nay. Năm 2006, dựa vào mô hình dạy học theo chuẩn đầu ra của Prideaux (2003), Natalie Brownđã xác định được mối quan hệ giữa các thành phần trong nhu cầu học tập của người học. Từ mốiquan hệ này, tác giả đã phát triển mô hình về sự tiếp thu kiến thức của người học trong dạy học.Mô hình này là cơ sở cho việc lập kế hoạch dạy học theo hình thức học tập linh hoạt [1]. Tuy nhiên,các hướng dẫn vận dụng chủ yếu tập trung vào các khóa học trực tuyến. Năm 2010, Bùi Văn Hồngvà Nguyễn Thị Lưỡng đã dựa trên các yếu tố về nhu cầu học tập của Natalie Brown để nghiên cứuxây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Công nghệ Trung học phổ thông theo tiếp cậnlinh hoạt. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất được cấu trúc của chương trình bồi dưỡngvới các module nội dung có tính chất độc lập, học viên có thể lựa chọn nội dung, cơ sở đào tạo vàthời gian học tập bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và điều kiện cá nhân [2]. Tuy nhiên, về bản chất,Ngày nhận bài: 10/6/2015. Ngày nhận đăng: 12/10/2015.Liên hệ: Bùi Văn Hồng, e-mail: bvhonglg@yahoo.com 171 Bùi Văn Hồngđây chính là nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo linh hoạt cho việc bồi dưỡng giáo viên dạyhọc môn Công nghệ Trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu cập nhật kiến thức, và nâng cao trìnhđộ. Năm 2013, xuất phát từ sự khác nhau về trình độ và phong cách học tập (PCHT) của sinh viêntrong lớp học THKT, Bùi Văn Hồng đã phát triển tiếp cận linh hoạt trong dạy học THKT làm cơsở khoa học cho việc lựa chọn và sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học (PPDH) nhằm đáp ứngsự khác nhau này [3]. Mô hình PPDH theo tiếp cận linh hoạt đã được tác giả xây dựng dựa trên líthuyết học tập trải nghiệm và mô hình PCHT của Kolb (1984). Mô hình PPDH này bước đầu đãcho thấy tính hiệu quả trong dạy học THKT khi đối tượng người học có những khác nhau về trìnhđộ và PCHT. Năm 2014, dựa vào tiếp cận linh hoạt và lí thuyết học tập trải nghiệm, Bùi Văn Hồngđã nghiên cứu phát triển việc lập kế hoạch dạy học linh hoạt cho việc cung cấp nội dung học tậptheo nhu cầu của sinh viên trong dạy học THKT [4], [5]. Trong kế hoạch dạy học linh hoạt, giảngviên xác định trước các phương án dạy học dựa trên những sự khác nhau về nhu cầu nội dung họctập của sinh viên, giúp giảng viên chủ động hơn trong việc linh hoạt các tiến trình học tập theonhu cầu học tập của sinh viên. Kết quả thực nghiệm cho thấy, lí thuyết học tập trải nghiệm chophép giảng viên linh hoạt các tiến trình học tập phù hợp với trình độ của sinh viên, giúp việc dạyhọc đảm bảo tính vừa sức, kích thích tín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: