Danh mục

Xác và Hồn trong âm nhạc truyền thống

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.06 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong ngôn ngữ của phương Tây, để chỉ âm thanh người ta chỉ có một danh từ, chẳng hạn như son (Pháp) hay sound (Anh). Trong khi đó ở châu Á, Việt Nam sử dụng hai chữ “thanh” và “âm”, Trung Quốc có hai chữ “sheng” và “yin”, còn Ấn Độ thì dùng hai chữ khác nhau “svara” và “shruti”.Thanh là một tiếng nhạc có độ cao, độ dài, độ mạnh, còn gọi là cao độ (hauteur), trường độ (durée), cường độ (intensité) và cả màu âm, tức âm sắc (timbre). Khi bàn tay mặt khảy trên cây đờn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác và Hồn trong âm nhạc truyền thống Xác và Hồn trong âm nhạc truyền thốngTrong ngôn ngữ của phương Tây, để chỉ âm thanh người ta chỉ có một danh từ,chẳng hạn như son (Pháp) hay sound (Anh). Trong khi đó ở châu Á, Việt Nam sửdụng hai chữ “thanh” và “âm”, Trung Quốc có hai chữ “sheng” và “yin”, còn ẤnĐộ thì dùng hai chữ khác nhau “svara” và “shruti”.Thanh là một tiếng nhạc có độ cao, độ dài, độ mạnh, còn gọi là cao độ (hauteur),trường độ (durée), cường độ (intensité) và cả màu âm, tức âm sắc (timbre). Khibàn tay mặt khảy trên cây đờn kìm, đờn tranh hay kéo đờn cò, chúng ta chỉ mớitạo ra một thanh. Chỉ khi bàn tay trái “nhấn” lên sợi dây giữa hai phím đờn kìmhay “rung” ở khoảng giữa con nhạn và trục của đờn tranh, chừng đó thanh mới sẽtrở thành âm.Vì thế, theo truyền thống Việt Nam, bàn tay mặt sanh ra âm thanh còn bàn tay tráinuôi dưỡng và tô điểm cho âm thanh đó. Bàn tay mặt đánh ra thanh có độ cao, độdài, có tiếng to tiếng nhỏ, có cả màu âm nhưng vẫn chưa có “hồn” vì còn thiếutính nghệ thuật. Chỉ khi bàn tay trái nhấn vào biến thanh thành âm mới có chấtnhạc: bàn tay mặt sanh ra xác còn tay trái tạo ra hồn.Như vậy khi biểu diễn âm nhạc truyền thống, không thể nào dùng đơn thuần mộttay mặt mà cần có sự tham dự kỹ thuật của tay trái để hồn nhạc xuất hiện và tiếngđờn lúc đó mới mang tình chất đặc thù của bản sắc dân tộc.Cũng vậy, trong âm nhạc Trung Quốc, bàn tay mặt tạo ra “sheng” và bàn tay tráibiến “sheng” thành “yin”. Còn trong nhạc Ấn Độ, khi tay mặt khảy đàn lên nhữngđộ cao khác nhau thì tiếng nhạc đó được gọi là “svara”, nếu có bàn tay trái thamgia thì tiếng đàn đó mang tên là “shruti” (ở đây chúng tôi chỉ dùng một nghĩa củachữ “shruti” có nghĩa là “tiếng nhạc có hồn”, vì chữ này có rất nhiều nghĩa trongâm nhạc Ấn Độ ).Không chỉ Ấn Độ và Trung Quốc, quan điểm xác và hồn trong âm nhạc cũng bàngbạc trong nhận thức của những nhạc sĩ các nước phương Đông mà tôi có dịp tiếpxúc. Đàn Valiha Chẳng hạn như tại Liên hoan âm nhạc Á Phi 1985 tổ chức ở thành phố Antatanarivo - thủ đô của Madagascar - có một đêm dành cho âm nhạc của hai nước Việt Nam và Madagascar. Trong phần đầu, một danh cầm của Madagascar là nhạc sư Sylvester Randafison biểu diễn đàn Valiha (làm bằng ống tre với mười tám dây sắt được căng dài quanh thân đàn) với tiếng đàn nỉ non, trongsáng như tiếng những giọt nước mưa rơi trên mặt hồ. Trong phần hai, tôi biểu diễnđàn tranh. Sau buổi hòa nhạc, ông Randafison đến gặp tôi và nói: “Tiếng đànValiha và đàn tranh giống nhau ở chỗ những dây sắt căng trên thân đàn đượcnhững ngón trên bàn tay khảy nên nhiều tiếng bổng trầm, trong trẻo. Nhưng tiếngđàn tranh nghe mềm mại và uyển chuyển hơn đàn . Tuy khác nhau trong cách sángtạo nhạc cụ và kỹ thuật biểu diễn, tôi vẫn cảm giác như hai nhạc khí có họ hàngvới nhau. Để đánh dấu cuộc gặp gỡ kỳ thú hôm nay, xin tặng giáo sư cây đànValiha mà tôi đã dùng trong buổi hòa nhạc. Nhạc khí này do chính tay tôi tạo ra.Từ nay mỗi lần nhìn ngắm nó giáo sư sẽ nhớ lại người nhạc sĩ Madagasca đã códịp biểu diễn với giáo sư trên cùng một sân khấu”.Tôi xúc động trả lời: “Tặng vật này thật vô cùng quí giá. Theo tập tục của ngườiViệt, tôi sẽ phải tặng lại cây đàn tranh mình đã dùng trong đêm nay. Nhưng tiếcrằng cây đàn tranh này do một người bạn rất thân đã đóng tặng tôi. Vì vậy xin bạngiữ lại cây đàn quí giá của mình và đóng cho tôi một cây khác để giữ làm kỷniệm”. Ông Randarfison cười đáp: “Bạn sắp trở về Pháp nên tôi không có đủ thờigian để đóng ngay một cây đàn khác. Chúng ta có thể ra ngoài phố mua một câyđàn mới cũng do tôi đóng ra, nhưng cây đàn ấy chỉ có xác mà chưa có hồn. Vì vậytôi muốn tặng bạn cây đàn Valiha này, bởi nó đã theo tôi từ 14 năm qua và đã trởthành người bạn thân thiết của tôi.”Như vậy là người nhạc sĩ Madagasca cũng có quan điểm xác và hồn trong âmnhạc. Một người khác là nữ nhạc sĩ Mehrbanoo Tofigh người Ba Tư, chuyên giới thiệu nhạc cổ điển Ba Tư với cây đàn Setar. Cô sang Pháp làm tiểu luận án Cao học về cây đàn Setar tại Đại học Sorbonne và nhờ tôi nhận lời làm chỉ đạo nghiên cứu. Sau khi bảo ...

Tài liệu được xem nhiều: