Thông tin tài liệu:
Mút ngón tayKhi lên 2-3 tuổi, phần lớn các trẻ đều có phản xạ mút ngón tay. Nếu thỉnh thoảng bé cho tay lên miệng mút như khi bị “bỏ đói”, hoặc khi phải “tư duy” điều gì đó, và tật này sớm được thay thế bởi Ảnh minh họa những thói quen khác thì không sao.Nhưng nếu tật đó kéo dài, trở thành “nhu cầu không thể thiếu” của bé, thì rất nguy hiểm cho sự phát triển của răng hàm mặt sau này. Theo các bác sĩ nha khoa, tật mút ngón tay có khả năng gây lệch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xấu vì… thói quen Xấu vì… thói quen Mút ngón tay Khi lên 2-3 tuổi, phần lớn các trẻ đều có phản xạ mút ngón tay. Nếu thỉnh thoảng bé cho tay lên miệng mút như khi bị “bỏ đói”, hoặc khi phải “tư duy” điều gì đó, và tật này sớm được thay thế bởi Ảnh minh họa những thói quen khác thì không sao.Nhưng nếu tật đó kéo dài, trở thành “nhu cầu không thể thiếu” của bé, thì rất nguyhiểm cho sự phát triển của răng hàm mặt sau này.Theo các bác sĩ nha khoa, tật mút ngón tay có khả năng gây lệch khớp cắn hởvùng răng cửa và gây lệch lạc vùng răng hàm. Vị trí ngón tay, sự co cơ vùngmiệng, tư thế của hàm khi mút, thời gian mút… sẽ “quyết định” về vị trí và mứcđộ lệch lạc của răng.Khớp cắn hở phía trước là loại lệch lạc hay gặp nhất với biểu hiện các răng cửatrên thường bị đưa ra trước, đặc biệt trong trường hợp mút ngón tay cái. Hàm dướibị đẩy ra sau càng nhiều nếu bàn tay to và mạnh, đồng thời răng cửa hàm dưới bịnghiêng về bên trong.Nếu mút ngón tay nhiều, bé cũng có thể bị hẹp cung hàm, bởi trong khi mút, thànhmiệng của bé phải co lại để tạo thành một áp lực âm ở trong miệng. Sự xáo trộn hệthống lực ở trong và xung quanh xương hàm s ẽ ngăn cản sàn mũi hạ thấp xuốngtheo chiều đứng như sự phát triển tự nhiên.Tình trạng này có thể dẫn đến sàn mũi hẹp, vòm khẩu cái vồng cao, giảm trươnglực môi trên, tăng trương lực môi dưới làm cho môi dưới bị kéo lên cao chèn vàokhoảng trống giữa 2 răng cửa khi nuốt. Sự co thắt cơ bất thường trong khi mút vàkhi nuốt sẽ duy trì sự biến dạng của răng hàm mặt.Nếu thói quen mút ngón tay được khắc phục khi các biến dạng còn ít, các răng vẫnchạm nhau khi nuốt thì các lệch lạc có thể biến mất. Tuy nhiên, trong đại đa sốtrường hợp, để khắc phục lệch lạc vẫn cần sự can thiệp của chuy ên khoa răng.Thè lưỡi khi nuốtThè lưỡi khi nuốt là một tật xấu đi kèm với tật mút ngón tay. Bởi thói quen mútngón tay khiến răng cửa của trẻ nhô ra phía trước, dẫn đến khớp cắn hở răng cửa,và lúc này, để nuốt một cách thuận lợi, trẻ phải đưa lưỡi ra trước khi nuốt để “bịt”lỗ hổng ở răng lại. Tật này góp phần làm lệch lạc hàm răng.Mút và cắn môiRất nhiều người mắc tật… mút môi, đặc biệt là những người có “tiền sử” mútngón tay. Có người thì kết hợp cả 2 tật làm một. Thường thì người ta hay mút môidưới. Khi môi dưới bị giữ và nằm sau răng cửa trên thì nó sẽ đẩy những răng cửatrên ra phía trước, tạo ra khớp cắn hở, và đôi khi làm cả những răng cửa hàm dướinghiêng ra sau.Tư thế không tốtTư thế toàn thân không tốt cũng khiến cho tư thế hàm dưới không tốt, gây ảnhhưởng xấu đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Tuy nhiên, tư thế là kết quả phối hợpcủa những phản xạ co cơ, nên có thể chỉnh sửa và thay đổi.Cắn móng tayCắn móng tay thường được đề cập như là một nguyên nhân gây lệch lạc răng. Thóiquen này thường ở những trẻ xúc cảm, dễ bị kích thích. Thậm chí có những ngườiduy trì thói quen xấu này cho tới già mà không thể nào sửa đổi.Những thói quen xấu khácĐể trẻ nằm ngửa lâu và liên tục trên một mặt phẳng cứng có thể làm dẹt vùngchẩm hay làm mặt mất cân đối. Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải sử dụng gốiđặc biệt hay phải luôn bế trẻ khi ngủ, mà chỉ cần chú ý thay đổi tư thế nằm cho trẻ.Những thói quen khác như mút bút chì, mút núm vú giả, cắn những vật cứng, ngủtì tay một bên hay thói quen chống cằm cũng đều có hại cho sự phát triển của mặttương tự như mút ngón tay.