Bài báo trình bày một cách tiếp cận tương đối mới trong thực tiễn công tác quy hoạch và đánh giá môi trường (đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường) ở Côn Đảo, đó là phân vùng nhạy cảm môi trường. Việc xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường bằng phương pháp đánh giá phân tích đa chỉ tiêu tích hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lí sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý và phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường huyện Côn ĐảoKỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐHng nghiệp Thph m Thinh98 -2017)XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƢỜNG HUYỆN CÔN ĐẢOHuỳnh Công Lực *, Lê Tiến ĐạtTrường Đại họng nghiệp Thành phốhinh*Email: huynhcongluc@iuh.edu.vnNgày nhận bài: 27/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017TÓM TẮTBài báo trình bày một cách tiếp cận tương đối mới trong thực tiễn công tác quy hoạch và đánh giámôi trường (đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường) ở Côn Đảo, đó là phân vùngnhạy cảm môi trường. Việc xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường bằng phương pháp đánh giá phân tíchđa chỉ tiêu tích hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lí sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý vàphát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khu vực có mức độ nhạy cảm tương đối cao như:Trung tâm Thị trấn Côn Đảo, khu vực gần Cảng vụ sân bay Côn Đảo; khu vực có mức độ nhạy cảm trungbình ở gần các bãi biển như: bãi Lò Vôi, bãi Đất Dốc, bãi Ông Đụng, bãi Đầm Trầu với phần lớn là phânkhu bảo tồn nghiêm ngặt hợp phần rừng trên các đảo; những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp vàít nhạy cảm.Từ khóa: Huyện Côn Đảo, nhạy cảm môi trường, phân tích đa chỉ tiêu, hệ thống thông tin địa lý.1. MỞ ĐẦUTừ trước đến nay, Côn Đảo được xem như một trong những cửa ngõ quan trọng đối với sự phát triểnchung của khu vực Đông Nam Bộ. Trong quá trình phát triển, Côn Đảo đã có nhiều hoạt động mang tínhđột phá với xu thế hướng ra Biển Đông để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa, đó làquá trình phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, phát triển giao thông vận tải hàng hải, mở mang du lịchdịch vụ, phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản [1].Trong quá trình phát triển, môi trường đã và đang chịu nhiều tác động theo các xu thế khác nhau, cảtích cực và tiêu cực như: xâm nhập mặn, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí, xói lở bờ biển, suy giảmhệ sinh thái rừng…[2]. Những tác động môi trường đã và đang gia tăng với tốc độ và cường độ cao hơn,song song với nhịp độ phát triển chung của huyện đảo.Xét về mặt môi trường, sự phát triển sẽ không đảm bảo bền vững một khi môi trường bị ô nhiễm vàsuy thoái. Chính vì vậy, việc quản lý tổng hợp hệ sinh thái là vấn đề hết sức quan trọng đối với huyệnCôn Đảo. Một trong những nội dung quan trọng của vấn đề quản lý tổng hợp hệ sinh thái phục vụ chophát triển bền vững là việc xác định được mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái trước tác động của các yếu tốảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái (như: các tai biến môi trường, hoạt động giao thông, nuôi trồng thủy sản,hoạt động du lịch, xây dựng đô thị…). Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở tư liệu vàđịnh hướng cần thiết cho quá trình lập quy hoạch quản lý môi trường.2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Tính nhạy cảm của môi trườngTính nhạy cảm thường được hiểu là sự phản ứng hoặc sự thay đổi trạng thái hay tổn thương của mộtđối tượng trước một tác động hoặc sự thay đổi của môi trường. Những nghiên cứu về tính nhạy cảm đượcáp dụng rộng rãi chủ yếu là trong các lĩnh vực môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái, các tổ thành loài, sức58Xây d ng bản đ nhạy cảm m i trường huyệnn Đảokhỏe cộng đồng và cả các mối quan hệ trong xã hội... Trong sinh thái học, tính nhạy cảm là đặc điểmnhạy cảm của hệ sinh thái trước một tác động cụ thể, hoặc do biến đổi của môi trường. Sự quan tâm đếncác vấn đề môi trường và đưa ra giải pháp chống ô nhiễm môi trường đã hướng các nhà khoa học đếnnhững nghiên cứu về đặc điểm của các hệ thống trong tự nhiên và bản chất của môi trường ở từng khuvực để hạn chế các tác động, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và đặt ra giải pháp phòng ngừa. Đóchính là một cách tiếp cận nghiên cứu về đặc tính nhạy cảm của môi trường.Các nghiên cứu về tính nhạy cảm môi trường được thực hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 vớicác công trình nghiên cứu tính nhạy cảm ven biển Hoa Kỳ, như đánh giá mức độ nhạy cảm do tràn dầu tạiAlaska [3]. Tuy nhiên, kết quả chỉ dừng lại ở việc đưa ra các ảnh hưởng do sự cố tràn dầu và có dự báo vềcác khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu của Mansor Ibrahim và cộng sự đã xây dựng bản đồphân vùng nhạy cảm môi trường với các lớp bản đồ cơ sở như: độ dốc; mức độ ngập; mức độ xói mòn vàtrượt lở bờ sông; các khu vực di tích lịch sử, danh thắng có giá trị du lịch; mục đích sử dụng đất [4]. Sauđó áp dụng phần mềm GIS đã phân tích, thành lập được bản đồ phân vùng nhạy cảm thung lũng Klanggồm vùng nhạy cảm cao, nhạy cảm trung bình và ít nhạy cảm. K.A.M.Perera khi nghiên cứu thành lậpbản đồ phân vùng nhạy cảm ở vùng Tây Bắc Sri Lanka đã dựa trên sự hỗ trợ của GIS với sự chồng xếpcác lớp dữ liệu bản đồ. Kết quả nghiên cứu đã thành lập được bản đồ phân vùng nhạy cảm môi trường với8 chỉ tiêu liên quan đến sông hồ, kênh rạch, đầm phá, bờ biển, rừng, vùng trồng lúa, khu bảo tồn, di tíchlịch sử,…[5].Như vậy, có thể thấy hiện nay các nghiên cứu về nh ...