Xây dựng các Giàn giáo dạy học giúp học sinh giỏi trung học phổ thông kiến tạo tri thức hình học
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 201.11 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra hai kĩ thuật tạo ra “giàn giáo dạy học” (gọi tắt là “giàn giáo”) giúp các em học sinh (HS) giỏi kiến tạo tri thức hình học: Một là thiết kế các "gờ" (điểm tựa, tay vịn) để tạo ra "giàn giáo" trong quá trình giúp HS “bám” vào đó ở từng “bước leo” nhằm kiến tạo tri thức; hai là thiết kế chuỗi hoạt động ăn khớp với quá trình kiến tạo tri thức và tổ chức HS tiến hành theo quy trình đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng các "Giàn giáo dạy học" giúp học sinh giỏi trung học phổ thông kiến tạo tri thức hình học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 217-223 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG CÁC GIÀN GIÁO DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH GIỎI THCS KIẾN TẠO TRI THỨC HÌNH HỌC Phí Thị Thùy Vân Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương E-mail: phithithuyvan@gmail.com Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra hai kĩ thuật tạo ra “giàn giáo dạy học” (gọi tắt là “giàn giáo”) giúp các em học sinh (HS) giỏi kiến tạo tri thức hình học: Một là thiết kế các gờ (điểm tựa, tay vịn) để tạo ra giàn giáo trong quá trình giúp HS “bám” vào đó ở từng “bước leo” nhằm kiến tạo tri thức; hai là thiết kế chuỗi hoạt động ăn khớp với quá trình kiến tạo tri thức và tổ chức HS tiến hành theo quy trình đó. Từ khóa: Lí thuyết kiến tạo, “giàn giáo dạy học”, học sinh giỏi, môn Hình học.1. Mở đầu Theo lí thuyết kiến tạo, học sinh cần phải tham gia vào quá trình xây dựng kiến thứccho mình. Tuy nhiên, với các em học sinh, kiến thức cần được các em tự xây dựng chomình chỉ ở mức độ kiến thức phổ thông. Mặt khác, theo lí thuyết về vùng phát triển của Vygotsky [1], những yêu cầu củaGV cần hướng vào vùng phát triển gần nhất của HS, nghĩa là phải phù hợp với trình độmà học sinh đã đạt tới ở thời điểm hiện tại, không cách xa trình độ này, nhưng họ vẫn phảitích cực suy nghĩ, phấn đấu vươn lên thì mới thực hiện được nhiệm vụ đặt ra. Tức là HScần được nhận thức theo quá trình từng bước leo dần đến đích. Vì vậy, trong dạy học Hình học ở THCS theo con đường kiến tạo, đối với các kháiniệm trừu tượng, những định lí hoặc bài tập khó, điều cần thiết là: giáo viên phải thiết kếcác “giàn giáo” giúp HS bám vào đó mà kiến tạo tri thức cho mình. Theo Sawyer (2006) “giàn giáo dạy học” là một thiết kế trong quá trình học tậpđược để thúc đẩy việc học tập sâu sắc hơn. “Giàn giáo dạy học” là sự hỗ trợ được đưa ratrong suốt quá trình học tập được thiết kế phù hợp với nhu cầu của học sinh nhằm giúphọc sinh đạt được các mục tiêu học tập [5]. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi dùng từ “giàn giáo” với nghĩa “đây là nhữngcâu hỏi, gợi ý hay yêu cầu hoạt động của GV, làm điểm tựa giúp HS định hướng suy nghĩ,bám vào đó để tiến hành những hoạt động cần thiết trong quá trình kiến tạo tri thức”. Các 217 Phí Thị Thùy Vân“giàn giáo” phải có những điểm gờ bám và những tay vịn giúp học sinh có thể “leo”được đến đích.2. Nội dung nghiên cứu Để thiết kế các “giàn giáo” cho học sinh trong quá trình kiến tạo tri thức, chúng tôiđưa ra hai kĩ thuật tạo ra “giàn giáo ” trong dạy học hình học THCS như sau:2.1. Kĩ thuật tạo ra các gờ để gợi ý dẫn dắt HS “bám” vào đó trong từng “bước leo” nhằm kiến tạo tri thức Trong quá trình kiến tạo tri thức, HS có thể gặp phải những khó khăn. Khi đó, cầncó sự trợ giúp của thầy giáo ở mức độ nhất định. Ở kĩ thuật này, chúng tôi trợ giúp HSbằng cách đưa ra những câu hỏi, gợi ý, yêu cầu để làm điểm tựa cho các em bám vào đómà tiến hành giải quyết từng bước. Từ đó vượt qua được khó khăn tạm thời để tiếp tục“leo tiếp”. Có thể sử dụng những cách sau đây tạo các “gờ” trong “giàn giáo”: Cách 1. Tạo các “gờ” bằng cách xét các trường hợp riêng của trường hợp tổng quát. Để học sinh kiến tạo được các khái niệm khó, trừu tượng, giáo viên từng bước chocác em xây dựng các khái niệm là trường hợp riêng, từ đó học sinh có thể kiến tạo cáckhái niệm tổng quát. Ví dụ 1. Khi dạy về khái niệm hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng, ta cho họcsinh tiếp cận và xây dựng các khái niệm: hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng; haiđoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng; hai tam giác đối xứng nhau qua một đườngthẳng rồi đến khái niệm tổng quát: hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng. Cách 2. Tạo các “gờ” là các câu hỏi, bài toán phụ yêu cầu HS tìm ra những kết quảtrung gian. Để dạy cho học sinh một vấn đề khó, giáo viên cần đưa thêm các câu hỏi hoặc bàitoán phụ để phân bậc các vấn đề đó. Độ mịn của các câu hỏi này tùy thuộc vào trình độhọc sinh vì vậy cách này được sử dụng một cách linh hoạt, có thể đưa vào ngay từ đầu khihọc sinh tiếp cận vấn đề hoặc đưa vào thời điểm mà học sinh gặp khó khăn khó vượt quatrong quá trình khám phá vấn đề. Ví dụ 2. Sau khi học sinh học xong định lí đồng qui của ba đường trung trực, bađường phân giác và ba đường trung tuyến, ta có bài toán sau: Chứng minh rằng ba đườngcao của tam giác đồng qui tại một điểm (Bài 81[3]). Theo quan sát của chúng tôi: hầu như học sinh không thể tự chứng minh được bàit ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng các "Giàn giáo dạy học" giúp học sinh giỏi trung học phổ thông kiến tạo tri thức hình học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 217-223 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG CÁC GIÀN GIÁO DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH GIỎI THCS KIẾN TẠO TRI THỨC HÌNH HỌC Phí Thị Thùy Vân Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương E-mail: phithithuyvan@gmail.com Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra hai kĩ thuật tạo ra “giàn giáo dạy học” (gọi tắt là “giàn giáo”) giúp các em học sinh (HS) giỏi kiến tạo tri thức hình học: Một là thiết kế các gờ (điểm tựa, tay vịn) để tạo ra giàn giáo trong quá trình giúp HS “bám” vào đó ở từng “bước leo” nhằm kiến tạo tri thức; hai là thiết kế chuỗi hoạt động ăn khớp với quá trình kiến tạo tri thức và tổ chức HS tiến hành theo quy trình đó. Từ khóa: Lí thuyết kiến tạo, “giàn giáo dạy học”, học sinh giỏi, môn Hình học.1. Mở đầu Theo lí thuyết kiến tạo, học sinh cần phải tham gia vào quá trình xây dựng kiến thứccho mình. Tuy nhiên, với các em học sinh, kiến thức cần được các em tự xây dựng chomình chỉ ở mức độ kiến thức phổ thông. Mặt khác, theo lí thuyết về vùng phát triển của Vygotsky [1], những yêu cầu củaGV cần hướng vào vùng phát triển gần nhất của HS, nghĩa là phải phù hợp với trình độmà học sinh đã đạt tới ở thời điểm hiện tại, không cách xa trình độ này, nhưng họ vẫn phảitích cực suy nghĩ, phấn đấu vươn lên thì mới thực hiện được nhiệm vụ đặt ra. Tức là HScần được nhận thức theo quá trình từng bước leo dần đến đích. Vì vậy, trong dạy học Hình học ở THCS theo con đường kiến tạo, đối với các kháiniệm trừu tượng, những định lí hoặc bài tập khó, điều cần thiết là: giáo viên phải thiết kếcác “giàn giáo” giúp HS bám vào đó mà kiến tạo tri thức cho mình. Theo Sawyer (2006) “giàn giáo dạy học” là một thiết kế trong quá trình học tậpđược để thúc đẩy việc học tập sâu sắc hơn. “Giàn giáo dạy học” là sự hỗ trợ được đưa ratrong suốt quá trình học tập được thiết kế phù hợp với nhu cầu của học sinh nhằm giúphọc sinh đạt được các mục tiêu học tập [5]. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi dùng từ “giàn giáo” với nghĩa “đây là nhữngcâu hỏi, gợi ý hay yêu cầu hoạt động của GV, làm điểm tựa giúp HS định hướng suy nghĩ,bám vào đó để tiến hành những hoạt động cần thiết trong quá trình kiến tạo tri thức”. Các 217 Phí Thị Thùy Vân“giàn giáo” phải có những điểm gờ bám và những tay vịn giúp học sinh có thể “leo”được đến đích.2. Nội dung nghiên cứu Để thiết kế các “giàn giáo” cho học sinh trong quá trình kiến tạo tri thức, chúng tôiđưa ra hai kĩ thuật tạo ra “giàn giáo ” trong dạy học hình học THCS như sau:2.1. Kĩ thuật tạo ra các gờ để gợi ý dẫn dắt HS “bám” vào đó trong từng “bước leo” nhằm kiến tạo tri thức Trong quá trình kiến tạo tri thức, HS có thể gặp phải những khó khăn. Khi đó, cầncó sự trợ giúp của thầy giáo ở mức độ nhất định. Ở kĩ thuật này, chúng tôi trợ giúp HSbằng cách đưa ra những câu hỏi, gợi ý, yêu cầu để làm điểm tựa cho các em bám vào đómà tiến hành giải quyết từng bước. Từ đó vượt qua được khó khăn tạm thời để tiếp tục“leo tiếp”. Có thể sử dụng những cách sau đây tạo các “gờ” trong “giàn giáo”: Cách 1. Tạo các “gờ” bằng cách xét các trường hợp riêng của trường hợp tổng quát. Để học sinh kiến tạo được các khái niệm khó, trừu tượng, giáo viên từng bước chocác em xây dựng các khái niệm là trường hợp riêng, từ đó học sinh có thể kiến tạo cáckhái niệm tổng quát. Ví dụ 1. Khi dạy về khái niệm hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng, ta cho họcsinh tiếp cận và xây dựng các khái niệm: hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng; haiđoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng; hai tam giác đối xứng nhau qua một đườngthẳng rồi đến khái niệm tổng quát: hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng. Cách 2. Tạo các “gờ” là các câu hỏi, bài toán phụ yêu cầu HS tìm ra những kết quảtrung gian. Để dạy cho học sinh một vấn đề khó, giáo viên cần đưa thêm các câu hỏi hoặc bàitoán phụ để phân bậc các vấn đề đó. Độ mịn của các câu hỏi này tùy thuộc vào trình độhọc sinh vì vậy cách này được sử dụng một cách linh hoạt, có thể đưa vào ngay từ đầu khihọc sinh tiếp cận vấn đề hoặc đưa vào thời điểm mà học sinh gặp khó khăn khó vượt quatrong quá trình khám phá vấn đề. Ví dụ 2. Sau khi học sinh học xong định lí đồng qui của ba đường trung trực, bađường phân giác và ba đường trung tuyến, ta có bài toán sau: Chứng minh rằng ba đườngcao của tam giác đồng qui tại một điểm (Bài 81[3]). Theo quan sát của chúng tôi: hầu như học sinh không thể tự chứng minh được bàit ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lí thuyết kiến tạo Giàn giáo dạy học Học sinh giỏi Môn Hình học Kiến tạo tri thức Kiến tạo tri thức Phương pháp dạy họcTài liệu liên quan:
-
Tổ chức dạy học hợp tác có sự hỗ trợ của giáo án điện tử vào môn Tin học cơ bản
5 trang 260 0 0 -
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ( QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ )
7 trang 166 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 131 0 0 -
Dạy học theo dự án – một trong những động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên
14 trang 113 0 0 -
11 trang 105 0 0
-
142 trang 86 0 0
-
7 trang 76 1 0
-
19 trang 76 0 0
-
Một số vấn đề cần chú trọng về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
6 trang 69 0 0 -
Vận dụng phương pháp 'dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ' vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
11 trang 67 0 0