Danh mục

Xây dựng chỉ số phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh: Trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 510.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường trở thành một vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển của Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thực hiện chọn lọc các chỉ báo được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế và Việt Nam, từ đó, xây dựng bộ chỉ số phù hợp với cấp độ quản trị và dữ liệu cấp tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chỉ số phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh: Trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 XÂY DỰNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỊA PHƢƠNG CẤP TỈNH: TRƢỜNG HỢP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM BUILDING THE PROVINCIAL SUSTAINABLE DEVELOPMENT INDEX: THE CASE IN THE FOCAL ECONOMIC REGION IN THE SOUTHERN VIETNAM Huỳnh Ngọc Chương, Võ Thành Tâm Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chuonghn@uel.edu.vn TÓM TẮT Quá trình phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường trở thành một vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc hình thành các chỉ báo phát triển bền vững ở cấp độ tỉnh trở nên cần thiết nhằm hướng các chính sách, hành động của chính quyền cấp tỉnh theo hướng phát triển bền vững. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thực hiện chọn lọc các chỉ báo được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế và Việt Nam, từ đó, xây dựng bộ chỉ số phù hợp với cấp độ quản trị và dữ liệu cấp tỉnh. Thông qua nghiên cứu trường hợp tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh là nơi dẫn đầu cả vùng về mức độ phát triển bền vững chung, có sự biến động về chỉ số chung cũng như các chỉ báo thành phần đối với các địa phương trong vùng trong giai đoạn 2011-2015, từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị địa phương cấp tỉnh để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững ở các địa phương trong vùng. Từ khóa: Phát triển bền vững, chỉ số, cấp tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ABSTRACT Sustainable development is an urgent requirement in Vietnam, which requires a balance of economic, social and environmental dimensions. In this context, the formation of sustainable development indicators at the provincial level becomes necessary to guide policies and actions of provincial governments towards sustainable development. In this paper, the authors selected a set of proper indicators from the reports of international and Vietnam organization. Base on the case study in the focal economic region in the Southern Vietnam from 2011 to 2015, Hochiminh city is the best in the overall sustainable development index, beside that, some indicators had changed over time and over region. Finally, some policy implications are suggested to improve and upgrade the provincial sustainable development in the focal economic region in the southern Vietnam. Keywords: Sustainable development, index, province, the focal economic region in the Southern Vietnam. 1. Bối cảnh Quá trình phát triển của mỗi quốc gia đều trải qua những giai đoạn chuyển đổi mà yêu cầu các chính sách phải có sự phối hợp với nhau để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Trong những năm gần đây, quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đang được rất nhiều quốc gia quan tâm bởi khi kinh tế tăng trưởng càng nhiều thì các loại năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu càng khan hiếm; sự cạn kiệt các loại tài nguyên không thể tái tạo càng tăng; môi trường thiên nhiên bị hủy hoại càng nhiều, phá vỡ các cân bằng sinh thái; thiên nhiên khí hậu biến đổi gây ra những thiên tai nghiêm trọng. Việt Nam đang đối diện với rất nhiều vấn đề về tình trạng đói nghèo, ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường nước và không khí), tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và chưa có sự liên kết giữa các tỉnh, vùng. Ngoài ra, các vấn đề như tranh chấp biển đông, việc làm, tham nhũng, chất lượng đường sá, thu nhập, an ninh trật tự, chất lượng giáo dục, quốc phòng và an ninh cũng được người dân đặc biệt lo lắng và quan tâm (UNDP, 2016). Ở cấp độ địa phương, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản trị phát triển bền vững với những tiêu chí cơ bản, thống kê thường niên và đồng nhất giữa các tỉnh, vùng để từ đó các địa phương có thể quan sát, thống kê, đánh giá và đưa ra các chính sách phù hợp nhất với tình hình của địa phương. Do đó, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu “Xây Dựng Chỉ Số Phát Triển Bền Vững Địa Phương Cấp Tỉnh: Trường hợp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam”. Việc lựa chọn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam làm mẫu nghiên cứu vì đây là vùng kinh tế năng động và phát triển nhất trong cả nước, đa dạng về đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường. 1275 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào việc xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam. Thông qua bộ chỉ số được xây dựng, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu trường hợp tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Từ mục tiêu đặt ra trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu trong bài nghiên cứu này như sau: Q1: Cơ sở lý thuyết và các khía cạnh trong phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh thông qua việc xây dựng các chỉ báo trong điều kiện Việt Nam như thế nào? Q2: Mức độ phát triển bền vững cấp tỉnh trong trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thế nào? 3. Lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan 3.1. Lý thuyết về phát triển bền vững Phát triển bền vững Phát triển bền vững là khái niệm được định nghĩa với nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đề ra yêu cầu cho sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Tăng trƣởng xanh Theo World Bank (2012), tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu quả, sạch và có tính chống chịu (resilient) – hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong việc giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: