Danh mục

Xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 752.05 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các TSTT địa phương, cơ sở khoa học về bảo tồn và phát triển về TSTT địa phương, các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển TSTT địa phương và một số gợi ý cho việc xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển TSTT địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế 31. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƢƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ DEVELOPING STRATEGIES FOR CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF LOCAL INTELLECTUAL ASSETS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION Hoàng Thị Hải Yến1 TÓM TẮT: Trong các loại tài sản trí tuệ (TSTT), có những TSTT gắn liền với một cộng đồng, một khu vực nhất định, có khả năng đem lại các giá trị/lợi ích đối với cộng động đó, khu vực đó và thường được gọi với khái niệm “tài sản trí tuệ địa phương”(Local Intellectual Assets). Nhất là khi giao thương giữa các khu vực diễn ra phổ biến hơn, TSTT địa phương sẽ trở thành công cụ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh của các vùng, miền, khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng và các thách thức đặt ra của phát triển bền vững, bảo tồn và phát triển TSTT địa phương cần phải trở thành bài toán chiến lược của quản trị TSTT của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Chiến lược đòi hỏi chủ thể quản lý khơi dậy được các giá trị tiềm năng (xác định các loại TSTT – IP Portfolio) để tạo ra các quyền SHTT, lên được kế hoạch khai thác tài sản và tạo ra các tài sản bổ sung từ các TSTT này để tối đa hóa lợi ích của TSTT đem lại cho cộng đồng, xã hội. Bài nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các TSTT địa phương, cơ sở khoa học về bảo tồn và phát triển về TSTT địa phương, các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển TSTT địa phương và một số gợi ý cho việc xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển TSTT địa phương. Từ khóa: tài sản trí tuệ địa phương, bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ địa phương, quản trị tài sản trí tuệ, chiến lược bảo tồn và phát triển TSTT địa phương. ABSTRACT: Among the types of intellectual assets, there are intellectual assets associated with a certain community or area, capable of bringing values/benefits to that community or area and are often referred to as the concept of “Local Intellectual Assets”. Especially when trade between regions is more popular, local assets will become a tool to create strong competitive advantages of regions. In the context of extensive globalization and the challenges posed by sustainable development, conservation and development of local assets need to become a strategic problem of 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: yenvict@gmail.com 424 the management of natural resources of each region and each country. The strategy requires the manager to arouse potential values (identify types of intellectual property (IP) - IP Portfolio) to create IP rights, plan to exploit assets and create additional assets from these assets in order to maximize the benefits of these assets to the community and society. This paper focuses on the analysis of local intellectual assets, the scientific basis for conservation and development of local intellectual assets, factors affecting the conservation and development of the assets and some suggestions for developing strategies for the conservation and development of local intellectual assets. Keywords: local intellectual assets, conservation and development of local intellectual assets, intellectual assets management, strategies for conservation and development of local intellectual assets. 1. Tổng quan về tài sản trí tuệ địa phương 1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ địa phương Có thể thấy rằng bất cứ kết quả sáng tạo trí tuệ nào của con người, có khả năng đem lại lợi nhuận đều có thể được coi là tài sản trí tuệ. Do đó, ở tiếp cận pháp luật, loại tài sản đặc biệt này có thể được xem xét ở hai góc độ chính: góc độ tài sản (liên quan tới các luật kinh doanh, luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật tài chính,…) và góc độ ghi nhận các sáng tạo (liên quan tới các luật sở hữu trí tuệ, luật quyền tác giả, luật sáng chế, luật khoa học và công nghệ,…). Điều này cũng có nghĩa là không phải bất cứ một tài sản trí tuệ nào được sáng tạo ra bởi trí tuệ và hoạt động tư duy của con người cũng là đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chính vì thế, tồn tại sự khác biệt ngay trong cách sử dụng thuật ngữ “tài sản trí tuệ”. Thuật ngữ tài sản trí tuệ (nói chung) trong tiếng Anh thường được sử dụng là Intellectual Assets (IA), trong đó, nhóm tài sản trí tuệ được pháp luật bảo hộ thường được gọi với thuật ngữ Intellectual Property (IP). Gordon V. Smith and Russell Parr (2000) chỉ ra sự khác biệt này như sau: Hình 1. Intellectual Property (IP) và Intellectual Assets (IA) (Nguồn: Gordon V. Smith and Russell Parr, 2000) 425 Như vậy, với cách tiếp cận rộng, TSTT được hiểu là mọi kết quả từ hoạt động ...

Tài liệu được xem nhiều: