Danh mục

Xây dựng độ đo thuần nhất cho ảnh màu dựa trên các toán tử T-norm

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.00 MB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất xây dựng một độ đo thuần nhất cho ảnh màu dựa trên các toán tử T-norm. Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng thuật toán nâng cao độ tương phản trực tiếp thực hiện hiệu quả với đa dạng ảnh màu khi được áp dụng cùng với độ đo thuần nhất đề xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng độ đo thuần nhất cho ảnh màu dựa trên các toán tử T-norm Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> XÂY DỰNG ĐỘ ĐO THUẦN NHẤT CHO ẢNH MẦU<br /> DỰA TRÊN CÁC TOÁN TỬ T-NORM<br /> Nguyễn Văn Quyền1*, Nguyễn Tân Ân2, Đoàn Văn Hòa3*,<br /> Hoàng Xuân Trung4, Tạ Yên Thái4<br /> Tóm tắt: Nâng cao độ tương phản của ảnh là một trong những vấn đề quan<br /> trọng trong xử lý và phân tích ảnh. Đây là bước cơ bản trước khi phân đoạn ảnh<br /> v.v... Tiếp cận nâng cao độ tương phản trực tiếp thiết lập một độ đo tương phản của<br /> điểm ảnh và sau đó tăng giá trị của độ đo này. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất<br /> xây dựng một độ đo thuần nhất cho ảnh mầu dựa trên các toán tử t-norm. Thực<br /> nghiệm đã chứng tỏ rằng thuật toán nâng cao độ tương phản trực tiếp thực hiện<br /> hiệu quả với đa dạng ảnh mầu khi được áp dụng cùng với độ đo thuần nhất đề xuất.<br /> Từ khóa: Độ đo thuần nhất; Độ đo tương phản; FCM; Dải động mức xám; Phép mờ hóa ảnh; Fuzzy entropy;<br /> Chi tiết ảnh; S-function; T-norm.<br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Nâng cao độ tương phản ảnh là một vấn đề quan trọng trong xử lý và phân tích hình<br /> ảnh, là một bước cơ bản trong phân đoạn ảnh. Có rất nhiều kỹ thuật đã được đề xuất được<br /> tìm thấy trong tài liệu tham khảo, hầu hết trong số đó là phương pháp gián tiếp, chúng biến<br /> đổi histogram mà không sử dụng bất kỳ một độ đo tương phản nào.<br /> Như vậy, theo [5, 6] các kỹ thuật để nâng cao độ tương phản ảnh có thể được phân loại<br /> theo hai tiếp cận chính: (1) Các phương pháp gián tiếp và (2) các phương pháp trực tiếp.<br /> Mặc dù vậy, có rất ít các nghiên cứu theo phương pháp trực tiếp trong đó biến đổi độ<br /> tương phản ảnh dựa trên một độ đo tương phản xác định tại mỗi điểm ảnh. Trong một thời<br /> gian dài cho đến nay, hầu như chỉ có các nghiên cứu của Cheng và Xu [5, 6] là đề xuất<br /> một phương pháp biến đổi độ tương phản tại mỗi điểm ảnh dựa trên định nghĩa một độ đo<br /> tương phản giữa độ sáng điểm ảnh và lân cận xung quanh nó. Độ đo tương phản của [5, 6]<br /> được xây dựng qua ba bước. Thứ nhất, các đặc trưng địa phương như gradient, entropy, độ<br /> lệch chuẩn trung bình và moment bậc 4 tại từng điểm ảnh được tính và kết nhập thành một<br /> giá trị chỉ mức độ thuần nhất của điểm ảnh (homogeneity value). Thứ hai, từ các giá trị độ<br /> thuần nhất của điểm ảnh các tác giả đã định nghĩa mức độ sáng xung quanh điểm ảnh,<br /> được gọi là mức xám giá trị trung bình không thuần nhất của điểm ảnh (non-homogeneity<br /> gray value). Thứ ba, tính độ tương phản giữa mức sáng của điểm ảnh và giá trị trung bình<br /> không thuần nhất của điểm ảnh.<br /> Chất lượng ảnh được nâng cao độ tương phản phụ thuộc vào giá trị thuần nhất tại mỗi<br /> điểm ảnh, bởi vì độ đo thuần nhất liên quan chính đến các thông tin địa phương của một<br /> ảnh và phản ánh tính đều của các vùng ảnh, nó đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất<br /> lượng ảnh [6].<br /> Trong [6] giá trị thuần nhất của điểm ảnh được kết nhập từ các giá trị địa phương Eij,<br /> Hij, Vij, R4,ij (xem ký hiệu ở bảng 1) theo công thức sau:<br /> HOij  Eij *Vij * Hij * R4,ij  1 Eij  *1Vij  *1 Hij  *1 R4,ij  (1)<br /> <br /> Khi thử nghiệm với ảnh mầu, chúng tôi nhận thấy kết hợp theo công thức (1) có thể tạo<br /> ra giá trị độ thuần nhất rất không trơn và do đó ảnh hưởng đến độ trơn của ảnh nâng cao<br /> độ tương phản đầu ra.<br /> Hình 1.c chứng tỏ các giá trị độ thuần nhất tại các điểm ảnh của ảnh #5 và ảnh kết quả<br /> của phép nâng cao của [6] khi dùng công thức gốc (1) là không đủ trơn (xem hình 1.d ở<br /> các vùng đánh dấu ô chữ nhật).<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 117<br /> Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (a) (b) (c) (d)<br /> Hình 1. {Hij}.(a), {Vij} (b) 3 kênh R, G và B với ảnh #5, độ thuần nhất tính theo (1)(c) và<br /> ảnh nâng cao độ tương phản 3 kênh R, G và B sử dụng công thức (1) (d).<br /> Ở đây, cần nhấn mạnh là các giá trị entropy địa phương Hij rất nhạy với nhiễu và sự<br /> thay đổi của giá trị mức xám, điều này đã làm cho phép kết nhập theo công thức (1) có thể<br /> không hiệu quả. Thực tế, giá trị độ thuần nhất của điểm ảnh là một giá trị mờ và chúng ta<br /> có thể áp dụng lập luận mờ để thu nhận giá trị này.<br /> Nếu các đặc trưng địa phương được E ij , H ij chuyển cho một tiếp cận tính toán với từ<br /> <br />  <br /> (computing with words) thì công thức kết nhập dạng Teh E ij , H ij cần phản ánh luật suy<br /> diễn đơn điệu tăng mờ như sau:<br /> Nếu gradient là cao và entropy là cao thì độ thuần nhất là cao<br /> Nếu gradient là thấp và entropy là thấp thì độ thuần nhất là thấp<br /> (Ký hiệu X là biến ngôn ngữ với giá trị ngữ nghĩa là phủ định của giá trị ngữ nghĩa<br /> của biến ngôn ngữ X). Đây chính là tính chất của các toán tử t-norm.<br /> Phần còn lại của bài báo được trình bày như sau: Phần 2, trình bày một số nghiên cứu<br /> liên quan của thuật toán nâng cao độ tương phản theo hướng trực tiếp của Cheng và cộng<br /> sự; Phần 3 đề xuất t ...

Tài liệu được xem nhiều: