Danh mục

Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 408.83 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò và những vấn đề đặt ra hiện nay trong xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các huyện miền núi Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An trong giai đoạn hiện nay Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 67-73 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trần Cao Nguyên Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 8/10/2019, ngày nhận đăng 23/12/2019 Tóm tắt: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng ở các huyện miền núi được Đảng và Nhà nước xác định là một đặc thù trong chính sách tổng thể đối với vùng dân tộc. Bài viết trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò và những vấn đề đặt ra hiện nay trong xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các huyện miền núi Nghệ An. Từ khóa : Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. 1. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miềnnúi nói chung, ở các huyện miền núi Nghệ An nói riêng Đội ngũ cán bộ người DTTS không chỉ có vị trí, vai trò như đội ngũ cán bộ nóichung, mà còn có vị trí vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đềvề dân tộc, nhất là trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng vàNhà nước, tiến hành sự nghiệp cách mạng ở miền núi, vùng đồng bào các DTTS. Đội ngũ cán bộ người DTTS ở khu vực miền núi có vai trò quan trọng, quyết địnhhiệu quả hoạt động ở khu vực miền núi, bởi đây chính là đội ngũ sống và làm việc trựctiếp hàng ngày với nhân dân, đồng bào; hiểu rõ và nắm bắt rõ nhất tình hình đang diễn ratại cơ sở, thấy được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, những đòi h i bức xúc màdân đặt ra. ơn thế nữa, nhiều tình huống xuất hiện ở các vùng DTTS đòi h i cán bộphải chủ động x lý và ra quyết định kịp thời, không thể chờ đợi xin ý kiến chỉ đạo hayhọp bàn giao quyết định, như vấn đề tranh chấp đất đai, buôn lậu, phá r ng, di dân tựdo... Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ người DTTS, bước vàocông cuộc đổi mới, công tác dân tộc nói chung, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTSnói riêng ngày càng được Đảng đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện trong nhữngnội dung chính của Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị Về mộtsố chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi; được thể chế hóa trongQuyết định số 72- ĐBT ngày 13/3/1990 của ội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Vềmột số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đặc biệt, Nghịquyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003, ội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa IX về công tác dân tộc, xác định một trong những mục tiêu cơ bản là “Xâydựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêucầu của địa phương”, t đó đưa ra giải pháp “Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo,Email: nguyengdct@gmail.com 67 T. C. Nguyên / Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi…bồi dưỡng, s dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho t ng vùng, t ng dân tộc.” Sauđó là Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghịquyết Hội nghị lần thứ bảy ( khóa IX) về công tác Dân tộc, trong đó chú trọng xây dựngđội ngũ cán bộ người DTTS. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1971/CT-TTgngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ vềcông tác dân tộc; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủvề phê duyệt Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020. Chiến lược Công tác dân tộc rađời có ý nghĩa to lớn, đánh dấu một bước phát triển, đổi mới trong lĩnh vực quản lý nhànước về công tác dân tộc, xây dựng chính sách dân tộc. Để có cơ sở thực hiện Chiếnlược, ngày 04/12/2013, Uỷ ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 2356/QĐ-TTg về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược. Trong đó, xácđịnh phương hướng chính sách dân tộc giai đoạn mới cần tập trung vào một số trọng tâm:phát triển nguồn nhân lực; giảm nghèo, an sinh xã hội trong vùng dân tộc; phát triển hạtầng KT-X vùng dân tộc; giải quyết vấn đề thiếu đất, thiếu nước, giải quyết việc làmcho thanh niên vùng dân tộc; bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểusố; đào tạo, bồi dưỡng, s dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; bảo vệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: