Danh mục

Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để có khả năng chuyển đổi đó, đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng, đào tạo lại hệ thống các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp. Đào tạo và bồi dưỡng được các phẩm chất năng lực đó chỉ có hiệu quả khi xác định được nội dung, phương thức phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 26-32 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Đinh Quang Báo Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Để xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông phải nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đặc điểm nhà trường phổ thông hiện đại là chuyển từ chỉ tập trung trang bị kiến thức sang thông qua tổ chức học sinh tiến tới lĩnh hội tri thức – để phát triển phẩm chất và năng lực của họ đảm bảo hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp. Đặc điểm đó, đặt ra yêu cầu đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Trong nhà trường phổ thông mới, giáo viên phải đảm nhận nhiều chức năng hơn người khác, trong đó phải chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Để có khả năng chuyển đổi đó, đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng, đào tạo lại hệ thống các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp. Đào tạo và bồi dưỡng được các phẩm chất năng lực đó chỉ có hiệu quả khi xác định được nội dung, phương thức phù hợp. Từ khóa: Năng lực, phẩm chất đạo đức, tích hợp, tri thức, giáo dục phổ thông.1. Mở đầu Đội ngũ giáo viên (giáo viên) là lực lượng quyết định hiện thực hóa chất lượng giáodục phổ thông. Phát triển đội ngũ giáo viên thực hiện được chức năng đó là một chiếnlược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Vì vậy, giáo viên đang là lĩnh vực nghiên cứutrọng tâm hiện nay. Nghị quyết 29-NQ-TW đã đặt ra nhiệm vụ “... Nâng cao nhận thức vềvai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lígiáo dục...”, vì vậy phải “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí và cán bộ quản lí,đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”.2. Nội dung nghiên cứu Đổi mới giáo dục gắn liền với đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên (giáo viên). Đó làmối quan hệ nhân quả. Nhận ra được tính tất yếu của mối quan hệ đó mới hi vọng tìm ragiải pháp bảo đảm thành công của bất kì một sự đổi mới giáo dục nào. Tác giả liên lạc: Đinh Quang Báo, địa chỉ e-mail: baodq@hnue.edu.vn26 Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Như vậy, chúng ta cần nhận ra xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông bởi vì đó làđơn đặt hàng cho nhà sư phạm - nhà giáo. Con người mà nhà trường phổ thông tạo ratrong thời đại ngày nay là nhân cách phát triển toàn diện cho sự hội nhập vào xã hội trênbình diện tinh thần, trí tuệ, đạo đức, thể chất, hướng tới một xã hội công bằng, nhân ái,hài hòa mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Sự phát triển củatrí thức khoa học và công nghệ đòi hỏi con người trong xã hội tri thức phải có năng lựcbổ sung, đổi mới sự hiểu biết và kĩ năng hành động. Sự phát triển một thế giới phẳng, phụthuộc lẫn nhau đòi hỏi mỗi con người tính năng động, sáng tạo cá nhân, đồng thời có ýthức và kĩ năng hợp tác để cùng tồn tại, cùng chung sống. Công nghệ thông tin và truyềnthông bùng nổ tạo ra một phương tiện giao lưu mới, mở rộng cơ hội, khả năng học tập,mỗi người có thể học dưới nhiều hình thức theo khả năng và điều kiện phù hợp. Dạy họctrong nhà trường không còn là nguồn thông tin duy nhất, chủ yếu đem đến cho mỗi conngười. Trong bối cảnh đó, giáo dục nhà trường tuy vẫn còn đóng vai trò quyết định nhưngkhông ở việc chỉ truyền thụ kiến thức mà là hình thành ở học sinh năng lực tự học, tự pháttriển, tự thích ứng một cách bền vững. Vai trò của giáo dục nhà trường là làm cho thế hệtrẻ tiếp thu tri thức có hệ thống, có mục đích và có chọn lựa. Trong bối cảnh khoa học, kĩthuật, công nghệ làm cho kinh tế - xã hội biến đổi nhanh chóng, kéo theo đó là sự chuyểndịch giá trị thì giáo viên không chỉ truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, tháiđộ, hành vi, năng lực làm chủ và biết ứng dụng tri thức đó. Sứ mạng đó là của giáo viên[4, 5]. Từ xu hướng cơ bản nêu trên của sự đổi mới giáo dục phổ thông, UNESCO chorằng vai trò của người giáo viên thế kỉ XXI có những thay đổi theo hướng đảm nhiệmnhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn, phải chuyểntừ cách truyền thụ kiến thức sang cách tổ chức học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức, coitrọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức đa dạng trongxã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kĩ thuật dạy học, phải tự học đểkhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu hợp tác làm việc với đồngnghiệp chặt chẽ hơn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: