Danh mục

Xây dựng hệ sinh thái Fintech vững mạnh tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 653.12 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng hệ sinh thái Fintech vững mạnh tại Việt Nam" nhằm mục đích phân tích bức tranh toàn cảnh hiện tại và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng hệ sinh thái Fintech vững mạnh tại Việt Nam XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI FINTECH VỮNG MẠNH TẠI VIỆT NAM Th.S Nguyễn Thành Trung1 Tóm tắt: Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính (fintech) đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Bằng việc thu hút nhân tài ở nhiều lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư dồi dào, các hệ sinh thái fintech cho thấy khả năng kích thích nền kinh tế ở mức độ tổng thể. Ngành fintech của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về số lượng các công ty mới. Năm 2018, toàn thị trường có 144 công ty. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, con số này tăng đột biến vào năm 2021 và đến năm 2022, ước tính đã có hơn 260 công ty tham gia lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Đây là số lượng công ty tham gia vào lĩnh vực fintech cao kỷ lục từ trước đến nay. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, vẫn chưa có một hệ sinh thái fintech rõ rệt. Khuôn khổ pháp lý cho các công ty fintech hoạt động còn chưa đầy đủ, còn mang tính tự phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết này nhằm mục đích phân tích bức tranh toàn cảnh hiện tại và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam. TỪ KHÓA: hệ sinh thái, fintech, vững mạnh. BUILDING A STRONG ECOSYSTEM FOR FINTECH IN VIET NAM Abstract: Around the world, financial technology (fintech) ecosystems have contributed to promoting information technology inventions, developing financial markets, improving financial and banking systems and enhancing experience for client. By attracting talent in many fields and abundant invesment capital, fintech ecosystems show the ability to stimulate the economy at an overall level. Vietnam’s fintech industry is growing rapidly, especially in terms of the number of new companies. In 2018, the entire market had 144 companies. Due to the impact of the epidemic, this number increased dramatically in 2021 and by 2022, it is estimated that there will be more than 260 companies participating in the fintech sector in Vietnam. This is a record high number of companies participating in the fintech field ever. However, currently in Vietnam there is still no clear fintech ecosystem. The legal framework for fintech companies to operate is still incomplete, spontaneous and potentially risky. This article aims to analyze th current panorama and provide some arguments to help build a strong ecosystem for fintech in Vietnam. Keywords: Fintech, ecosystem, strong1. MỞ ĐẦU Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính (fintech) đã góp phần thúc đẩy các phátminh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngânhàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Bằng việc thu hút nhân tài ở nhiều lĩnh vực và nguồnvốn đầu tư dồi dào, các hệ sinh thái fintech cho thấy khả năng kích thích nền kinh tế ở mức độ tổngthể. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một hệ sinh thái fintech rõ rệt. Bài viết này nhằmmục đích phân tích bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái fintech hiện tại và đưa ra một số luận điểmgiúp cho việc xây dựng hệ sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam.2. BỐI CẢNH HIỆN TẠI Theo Công ty kiểm toán KPMG, năm 2022 tiếp tục là một năm ấn tượng của nền công nghệ tàichính thế giới với 6.006 thương vụ đầu tư, đạt tổng giá trị đầu tư 164,4 tỷ USD, chủ yếu tập trung ở hai1 Đại học Đại NamPhần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 535hình thức: đầu tư mạo hiểm (80,5 tỷ USD) và mua bán sáp nhập (73,9 tỷ USD).Xét về khu vực, nếu nhưđầu tư fintech ở châu Mỹ và châu Âu có dấu hiệu giảm thì tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn giữ đượcđà tăng trưởng trong 5 năm liên tiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều biến động và thử thách,những con số mà các công ty fintech đạt được trong năm 2022 cho thấy sức hấp dẫn cũng như vị thếngày càng nâng cao của ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính. (Nguồn: KPMG Việt Nam, 2022) So với thế giới, lĩnh vực fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có sự chủ độngtiếp cận xu thế. Tổng lượng tiền Vietnam Fintech Transaction Value (giá trị giao dịch của thịtrường fintech tại Việt Nam) năm 2022 vừa qua ước tính đạt 22,6 tỷ USD, so với năm 2021 là 18tỷ USD. Tầm nhìn năm 2023 ước tính đạt 27,2 tỷ USD; năm 2024 ước tính đạt 31,6 tỷ USD. Hình 1: Giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam Nguồn: BDA Partners (2022) Vào năm 2022, các khoản đầu tư vào công nghệ tài chính tăng vọt nhờ vào việc áp dụng nhanhchóng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trong bối cảnh hạn chế do COVID-19. Tuy nhiên, so với bốicảnh fintech năm 2021, năm 2022 đã chứng kiến sự sụt giảm dòng vốn đổ vào các công ty fintech. Giátrị cấp vốn của các thương vụ fintech được công bố tại Việt Nam đạt 137,9 triệu USD, chiếm 2,3% giátrị thương vụ trong khu vực. Về số lượng giao dịch, các công ty khởi nghiệp fintech Việt Nam đã nhậnđược 14 khoản đầu tư, chiếm 6% số giao dịch fintech ở Đông Nam Á. Giá trị đầu tư vào fintech ViệtNam năm 2022 (137,9 triệu USD) thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh của năm 2021 (562,2 triệu USD)và 2019 (426,2 triệu USD), nhưng vẫn cao hơn so với năm 2020 (0,98 triệu USD). Hình 2: Giá trị cấp vốn của các thương vụ Fintech Nguồn: Nextrans (2022)536 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: