Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh phổ thông
Số trang: 15
Loại file: docx
Dung lượng: 61.85 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo "Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh phổ thông" trình bày tổng lược các nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước và trên thế giới về tự học, trong đó tập trung làm rõ quan điểm về tự học và những biểu hiện của năng lực tự học. Dựa trên những quan điểm đã được nghiên cứu, bài báo đề xuất một khung đánh giá năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong môn Tin học. Khung đánh giá này có vai trò quan trọng trong việc sử dụng để đo hiệu quả của những biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học Tin học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh phổ thông XÂY DỰNG KHUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN TIN HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG Kiều Phương Thùy1, Nguyễn Chí Trung2 và Hồ Cẩm Hà3 1, 2, 3 Khoa Công nghệ thông tin Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt bài báo Năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng để học tập suốt đời. Một người có năng lực tự học sẽ có khả năng thích nghi và phát triển trong xã hội hiện đại – xã hội mà kiến thức và kĩ năng để sống và làm việc không ngừng gia tăng, biến đổi. Năng lực tự học được qui định là một trong những năng lực chung cốt lõi của học sinh trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài báo này trình bày tổng lược các nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước và trên thế giới về tự học, trong đó tập trung làm rõ quan điểm về tự học và những biểu hiện của năng lực tự học. Dựa trên những quan điểm đã được nghiên cứu, bài báo đề xuất một khung đánh giá năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong môn Tin học. Khung đánh giá này có vai trò quan trọng trong việc sử dụng để đo hiệu quả của những biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học Tin học. Từ khóa: tự học, năng lực tự học, khung đánh giá năng lực tự học. 1. Mở đầu Knowles M.C [1] trong cuốn “SelfDirected Learning – A guide for Learners and Teachers” đã chỉ ra lý do tại sao con người cần tự học. Thứ nhất, những người có khả năng tự học sẽ học được nhiều và tốt hơn những người không có. Bởi vì, những người đó luôn có mục đích và động lực học tập lớn hơn và có xu hướng giữ lại những gì học được lâu hơn và tốt hơn. Thứ hai, tự học là một biểu hiện tự nhiên của việc trưởng thành, biết chịu trách nhiệm, biết tự định hướng và tự điều chỉnh bản thân. Thứ ba, sự thay đổi không ngừng của xã hội, môi trường học và các hình thức học tập đòi hỏi người học cần tự học tốt để đáp ứng. Chúng ta không biết trước tương lai sẽ ra sao, có những sự thay đổi nào có thể mang tới những cú sốc không lường trước được thì tự học sẽ giúp con người thích ứng được với bất cứ hoàn cảnh nào. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTTT) [2] được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp người học biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời. Năng lực tự chủ và tự học là một trong ba năng lực chung cốt lõi được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh là rất quan trọng và có ý nghĩa. Bài báo này sẽ trình bày tổng lược một số nghiên cứu về tự học ở trong nước và trên thế giới, tập trung làm rõ khái niệm về tự học và những biểu hiện của năng lực tự học. Từ các nghiên cứu đó, chúng tôi đề xuất một khung đánh giá năng lực tự học của học sinh dựa trên khái niệm tự học và những biểu hiện về tự học đã được đề cập. Ở Việt Nam các nghiên cứu về tự học chưa nhiều, tiêu biểu có thể kể tới Nguyễn Cảnh Toàn [3] với tuyển tập tác phẩm: “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu”. Đây có thể coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên về tự học ở Việt Nam và định nghĩa tự học của Nguyễn Cảnh Toàn được nhiều nghiên cứu sau đó tham chiếu đến. Đa số các công trình nghiên cứu về tự học được công bố chính thức từ sau năm 2001 đến nay là các luận án tiến sĩ, có thể kể ra như sau. Luận án “Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua giờ văn học sử” [4] đã tổng hợp các khái niệm tự học của các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng tới tự học như đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT (trung học phổ thông) và sự phát triển của CNTT (công nghệ thông tin); Luận án “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học toán của học sinh trung học phổ thông (Qua việc dạy học chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc ở hình học lớp 11)” [5] đã hệ thống lại một số vấn đề cơ bản về mặt lý luận của tự học, xác định các yếu tố tác động đến quá trình tự học toán, cấu trúc năng lực tự học Toán và đề ra các giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học Toán trong quá trình dạy học Toán; Luận án “Hinh thanh va phat triên năng l ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ực tự hoc cho sinh viên nganh toan hê cao đăng s ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ư phaṃ ” [6] tập trung nghiên cứu lý luận dạy học đại học liên quan đến việc hình thành và phát triển nâng lực học cho sinh viên, tìm hiểu thực trạng về dạy – tự học môn Toán, xây dựng một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và xây dựng quy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh phổ thông XÂY DỰNG KHUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN TIN HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG Kiều Phương Thùy1, Nguyễn Chí Trung2 và Hồ Cẩm Hà3 1, 2, 3 Khoa Công nghệ thông tin Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt bài báo Năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng để học tập suốt đời. Một người có năng lực tự học sẽ có khả năng thích nghi và phát triển trong xã hội hiện đại – xã hội mà kiến thức và kĩ năng để sống và làm việc không ngừng gia tăng, biến đổi. Năng lực tự học được qui định là một trong những năng lực chung cốt lõi của học sinh trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài báo này trình bày tổng lược các nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước và trên thế giới về tự học, trong đó tập trung làm rõ quan điểm về tự học và những biểu hiện của năng lực tự học. Dựa trên những quan điểm đã được nghiên cứu, bài báo đề xuất một khung đánh giá năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong môn Tin học. Khung đánh giá này có vai trò quan trọng trong việc sử dụng để đo hiệu quả của những biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học Tin học. Từ khóa: tự học, năng lực tự học, khung đánh giá năng lực tự học. 1. Mở đầu Knowles M.C [1] trong cuốn “SelfDirected Learning – A guide for Learners and Teachers” đã chỉ ra lý do tại sao con người cần tự học. Thứ nhất, những người có khả năng tự học sẽ học được nhiều và tốt hơn những người không có. Bởi vì, những người đó luôn có mục đích và động lực học tập lớn hơn và có xu hướng giữ lại những gì học được lâu hơn và tốt hơn. Thứ hai, tự học là một biểu hiện tự nhiên của việc trưởng thành, biết chịu trách nhiệm, biết tự định hướng và tự điều chỉnh bản thân. Thứ ba, sự thay đổi không ngừng của xã hội, môi trường học và các hình thức học tập đòi hỏi người học cần tự học tốt để đáp ứng. Chúng ta không biết trước tương lai sẽ ra sao, có những sự thay đổi nào có thể mang tới những cú sốc không lường trước được thì tự học sẽ giúp con người thích ứng được với bất cứ hoàn cảnh nào. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTTT) [2] được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp người học biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời. Năng lực tự chủ và tự học là một trong ba năng lực chung cốt lõi được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh là rất quan trọng và có ý nghĩa. Bài báo này sẽ trình bày tổng lược một số nghiên cứu về tự học ở trong nước và trên thế giới, tập trung làm rõ khái niệm về tự học và những biểu hiện của năng lực tự học. Từ các nghiên cứu đó, chúng tôi đề xuất một khung đánh giá năng lực tự học của học sinh dựa trên khái niệm tự học và những biểu hiện về tự học đã được đề cập. Ở Việt Nam các nghiên cứu về tự học chưa nhiều, tiêu biểu có thể kể tới Nguyễn Cảnh Toàn [3] với tuyển tập tác phẩm: “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu”. Đây có thể coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên về tự học ở Việt Nam và định nghĩa tự học của Nguyễn Cảnh Toàn được nhiều nghiên cứu sau đó tham chiếu đến. Đa số các công trình nghiên cứu về tự học được công bố chính thức từ sau năm 2001 đến nay là các luận án tiến sĩ, có thể kể ra như sau. Luận án “Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua giờ văn học sử” [4] đã tổng hợp các khái niệm tự học của các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng tới tự học như đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT (trung học phổ thông) và sự phát triển của CNTT (công nghệ thông tin); Luận án “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học toán của học sinh trung học phổ thông (Qua việc dạy học chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc ở hình học lớp 11)” [5] đã hệ thống lại một số vấn đề cơ bản về mặt lý luận của tự học, xác định các yếu tố tác động đến quá trình tự học toán, cấu trúc năng lực tự học Toán và đề ra các giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học Toán trong quá trình dạy học Toán; Luận án “Hinh thanh va phat triên năng l ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ực tự hoc cho sinh viên nganh toan hê cao đăng s ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ư phaṃ ” [6] tập trung nghiên cứu lý luận dạy học đại học liên quan đến việc hình thành và phát triển nâng lực học cho sinh viên, tìm hiểu thực trạng về dạy – tự học môn Toán, xây dựng một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và xây dựng quy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết nghiên cứu khoa học Khung đánh giá năng lực Năng lực tự học Môn Tin học Học sinh phổ thông Phương pháp dạy họcTài liệu liên quan:
-
Tổ chức dạy học hợp tác có sự hỗ trợ của giáo án điện tử vào môn Tin học cơ bản
5 trang 260 0 0 -
6 trang 223 0 0
-
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ( QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ )
7 trang 169 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 136 0 0 -
Constraints on preinflation fluctuations in a nearly flat open ΛCDM cosmology
8 trang 131 0 0 -
Dạy học theo dự án – một trong những động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên
14 trang 117 0 0 -
Hành trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 trang 115 0 0 -
11 trang 107 0 0
-
Đổi mới đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
6 trang 105 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0