XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 52.77 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nông nghiệp An Giang sau 5 năm đổi mới thu được nhiều thành quả tốt đẹp, với
chương trình khuyến nông ra đời được Bộ Nông nghiệp đồng tình và cả nước hưởng
ứng. Tiếp theo, UBND tỉnh ban hành Quyết định về xây dựng và phát triển nông thôn
toàn diện.
Kết quả đạt được của chương trình xây dựng và phát triển nông thôn AG qua gần
15 năm (1991-2004) đã nói lên sự đúng đắn và kịp thời về một chủ trương có tầm chiến
lược của tỉnh. Đã đưa đồng ruộng quãng canh, đất đai hoang hóa, chua phèn thành
ruộng rẫy trù...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP Tin ngày 01/02/2005 Nguyễn Minh Nhị-Phó Bí thư Tỉnh Ủy An Giang Nông nghiệp An Giang sau 5 năm đổi mới thu được nhiều thành quả tốt đẹp, với chương trình khuyến nông ra đời được Bộ Nông nghiệp đồng tình và cả nước hưởng ứng. Tiếp theo, UBND tỉnh ban hành Quyết định về xây dựng và phát triển nông thôn toàn diện. Kết quả đạt được của chương trình xây dựng và phát triển nông thôn AG qua gần 15 năm (1991-2004) đã nói lên sự đúng đắn và kịp thời về một chủ trương có tầm chiến lược của tỉnh. Đã đưa đồng ruộng quãng canh, đất đai hoang hóa, chua phèn thành ruộng rẫy trù phú, sản xuất hai, ba vụ; đạt sản lượng 3 triệu tấn lúa. Xuất khẩu lương thực-nông-thủy sản hàng trăm triệu USD mỗi năm. Đất qui hoạch lâm nghiệp đã có rừng; đồi núi trọc không còn, môi trường sinh thái được cải thiện; lũ núi cũng chấm dứt từ khi rừng phòng hộ khép tán. Thu nhập của người nông dân không ngừng tăng và đời sống được cải thiện. Nhờ sản xuất nông nghiệp tiến bộ, góp phần làm cho kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao (8%/năm) nên cơ bản tự giải quyết được phần lớn nhu cầu trang trải chi cho các mặt, kể cả đầu tư xây dựng cơ bản. Đã hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, chống lũ tháng 8 cho trên 200.000ha sản xuất hai vụ ăn chắc từ năm 1997-1998 và kiểm soát lũ cho sản xuất 3 vụ trên 80.000ha năm 2004. Biến mùa nước nông nhàn thành mùa sản xuất chính (Đề án 31). Hoàn thành nhiệm vụ khai hoang toan vùng tứ giác Long Xuyên. Đã phủ điện quốc gia về trung tâm các xã từ năm 1995 và thông xe 4 bánh đến các xã trong toàn tỉnh với hệ thống cầu đường nông thôn và các bến phà được nâng cấp, các huyện, xã cù lao không còn cách biệt với các quốc lộ và tỉnh lộ. Đó là những kỳ tích của nông nghiệp An Giang cuối thế kỷ 20! Cùng với hạ tầng kỹ thuật, hệ thống trường lớp được đầu tư để xóa học ca ba và hoàn thành chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998, xây dựng trường Đại học AG năm 2000. Các Trung tâm Y tế huyện và trạm y tế xã đã được nâng cấp, với 100% ở tuyến xã có bác sĩ, các cơ sở y tế tư nhân ra đời góp phần xã hội hóa việc phòng và trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chợ nông thôn được đầu tư xây dựng đồng thời với xây dựng hệ thống giao thông thủy bộ. Cơ sở văn hóa, thể dục thể thao ngày càng được quan tâm. Chương trình đưa Internet về nông thôn được khởi động vài năm gần đây v.v...An Giang là tỉnh thuần nông, biên giới, là tỉnh nghèo hơn mươi năm trước, nay đã vươn lên là tỉnh nông nghiệp phát triển với sản lượng lương thực, thủy sản nước ngọt đứng đầu cả nước; có một nông thôn khá hiện đại; có mức thu nhập, kim ngạch xuất khẩu, thu NS bình quân đầu người đều cao hơn mức bình quân của cả nước. Đó là nói ở phạm vi toàn tỉnh. Còn nói về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới thì hãy nhìn vào xã Tây Phú cách đây 15 năm, với hình ảnh và số liệu còn lưu giữ thì ta sẽ thấy sự thay đổi một trời một vực. Nay tỉnh ta không còn xã nào nghèo hơn xã Tây Phú ngày ấy, kể cả xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn, mới thành lập hai năm nay từ mảnh đất hoang phèn giáp với tỉnh Kiên Giang. An Giang không còn đâu là vùng sâu vùng xa và tỉnh nhà không còn là tỉnh lẻ như cách đây 14 năm. Gíâc mơ đổi đời của bao thế hệ cứ lộ dần ra! Lịch sử là dòng chảy liên tục, mọi sự phân chia giai đoạn chỉ có giá trị tương đối, làm mốc phấn đấu cho nỗ lực chủ quan. Vì vậy, kết thúc năm 2000, nhiệm vụ của chương trình phát triển nông thôn những năm 90 của thế kỷ trước cơ bản đã hoàn thành, với yêu cầu của đổi mới là cởi trói nông dân, giải phóng sức sản xuất, xây dựng xã hội nông thôn có một thiết chế văn hóa tương ứng với năng lực sản xuất của người nông dân và yêu cầu phát triển của thời đại, trước hết là của khu vực các nước đang phát triển. Sang đầu thế kỷ 21, nhiệm vụ xây dựng nông thôn phải nâng lên một tầm cao mới là hội nhập khu vực (ASEAN) và toàn cầu. Muốn hội nhập thành công, không bị thua thiệt, phải bắt đầu từ cái sân nhà mình đang đứng. Nếu không thì sẽ là sự đắp vá mảnh vải thô lên mình áo lụa. Yêu cầu là vậy, nhưng những việc làm cụ thể thì không phải là những công việc gì mới mẽ và ghê gớm hơn, chỉ khác là giải pháp, cấp độ và thứ tự ưu tiên có khác hơn mà thôi. Về sản xuất, nếu trước đây nói phát triển nông nghiệp bền vững, thâm canh tăng vụ, thì nhiệm vụ bây giờ là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ sinh học, sản xuất phải bảo đảm môi trường sinh thái. Kinh tế nông thôn không chỉ là nông nghiệp mà phải xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn có cả 3 khu vực (Nông nghiệp- Thương mại dịch vụ-Công nghiệp và TTCN), và tùy điều kiện cụ thể từng lúc mà có thứ tự ưu tiên. Trong khi thuần sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 2,73 lần trong 14 năm (từ 86USD lên 235USD/người ở khu vực nông thôn), nhưng toàn tỉnh nhờ có dịch vụ và công nghiệp tăng nhanh nên mức tăng chung bình quân trên người đến 4 lần (từ 115USD lên 460USD). Quan tâm phát triển sản xuất và dịch vụ, phải tăng dần qui mô diện tích sản xuất cho hộ nông dân, chủ trang trại, đồng thời với tích cực đào tạo, rút lao động đưa ra khỏi địa bàn để vào các khu công nghiệp hoặc xuất khẩu. Phát triển sản xuất còn phải đồng thời với tổ chức lại sản xuất dưới các hình thức trang trại, HTX, công ty cổ phần nông thôn (xí nghiệp vừa và nhỏ) v.v... Đặc biệt phải có hình thức tập hợp, tổ chức lực lượng lao động thuộc hộ nghèo tham gia vào các hình thức tổ chức sản xuất hợp tác như đề án của UBND tỉnh năm 2001 về tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp. Mối quan hệ và liên kết Bốn nhà phải đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP Tin ngày 01/02/2005 Nguyễn Minh Nhị-Phó Bí thư Tỉnh Ủy An Giang Nông nghiệp An Giang sau 5 năm đổi mới thu được nhiều thành quả tốt đẹp, với chương trình khuyến nông ra đời được Bộ Nông nghiệp đồng tình và cả nước hưởng ứng. Tiếp theo, UBND tỉnh ban hành Quyết định về xây dựng và phát triển nông thôn toàn diện. Kết quả đạt được của chương trình xây dựng và phát triển nông thôn AG qua gần 15 năm (1991-2004) đã nói lên sự đúng đắn và kịp thời về một chủ trương có tầm chiến lược của tỉnh. Đã đưa đồng ruộng quãng canh, đất đai hoang hóa, chua phèn thành ruộng rẫy trù phú, sản xuất hai, ba vụ; đạt sản lượng 3 triệu tấn lúa. Xuất khẩu lương thực-nông-thủy sản hàng trăm triệu USD mỗi năm. Đất qui hoạch lâm nghiệp đã có rừng; đồi núi trọc không còn, môi trường sinh thái được cải thiện; lũ núi cũng chấm dứt từ khi rừng phòng hộ khép tán. Thu nhập của người nông dân không ngừng tăng và đời sống được cải thiện. Nhờ sản xuất nông nghiệp tiến bộ, góp phần làm cho kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao (8%/năm) nên cơ bản tự giải quyết được phần lớn nhu cầu trang trải chi cho các mặt, kể cả đầu tư xây dựng cơ bản. Đã hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, chống lũ tháng 8 cho trên 200.000ha sản xuất hai vụ ăn chắc từ năm 1997-1998 và kiểm soát lũ cho sản xuất 3 vụ trên 80.000ha năm 2004. Biến mùa nước nông nhàn thành mùa sản xuất chính (Đề án 31). Hoàn thành nhiệm vụ khai hoang toan vùng tứ giác Long Xuyên. Đã phủ điện quốc gia về trung tâm các xã từ năm 1995 và thông xe 4 bánh đến các xã trong toàn tỉnh với hệ thống cầu đường nông thôn và các bến phà được nâng cấp, các huyện, xã cù lao không còn cách biệt với các quốc lộ và tỉnh lộ. Đó là những kỳ tích của nông nghiệp An Giang cuối thế kỷ 20! Cùng với hạ tầng kỹ thuật, hệ thống trường lớp được đầu tư để xóa học ca ba và hoàn thành chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998, xây dựng trường Đại học AG năm 2000. Các Trung tâm Y tế huyện và trạm y tế xã đã được nâng cấp, với 100% ở tuyến xã có bác sĩ, các cơ sở y tế tư nhân ra đời góp phần xã hội hóa việc phòng và trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chợ nông thôn được đầu tư xây dựng đồng thời với xây dựng hệ thống giao thông thủy bộ. Cơ sở văn hóa, thể dục thể thao ngày càng được quan tâm. Chương trình đưa Internet về nông thôn được khởi động vài năm gần đây v.v...An Giang là tỉnh thuần nông, biên giới, là tỉnh nghèo hơn mươi năm trước, nay đã vươn lên là tỉnh nông nghiệp phát triển với sản lượng lương thực, thủy sản nước ngọt đứng đầu cả nước; có một nông thôn khá hiện đại; có mức thu nhập, kim ngạch xuất khẩu, thu NS bình quân đầu người đều cao hơn mức bình quân của cả nước. Đó là nói ở phạm vi toàn tỉnh. Còn nói về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới thì hãy nhìn vào xã Tây Phú cách đây 15 năm, với hình ảnh và số liệu còn lưu giữ thì ta sẽ thấy sự thay đổi một trời một vực. Nay tỉnh ta không còn xã nào nghèo hơn xã Tây Phú ngày ấy, kể cả xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn, mới thành lập hai năm nay từ mảnh đất hoang phèn giáp với tỉnh Kiên Giang. An Giang không còn đâu là vùng sâu vùng xa và tỉnh nhà không còn là tỉnh lẻ như cách đây 14 năm. Gíâc mơ đổi đời của bao thế hệ cứ lộ dần ra! Lịch sử là dòng chảy liên tục, mọi sự phân chia giai đoạn chỉ có giá trị tương đối, làm mốc phấn đấu cho nỗ lực chủ quan. Vì vậy, kết thúc năm 2000, nhiệm vụ của chương trình phát triển nông thôn những năm 90 của thế kỷ trước cơ bản đã hoàn thành, với yêu cầu của đổi mới là cởi trói nông dân, giải phóng sức sản xuất, xây dựng xã hội nông thôn có một thiết chế văn hóa tương ứng với năng lực sản xuất của người nông dân và yêu cầu phát triển của thời đại, trước hết là của khu vực các nước đang phát triển. Sang đầu thế kỷ 21, nhiệm vụ xây dựng nông thôn phải nâng lên một tầm cao mới là hội nhập khu vực (ASEAN) và toàn cầu. Muốn hội nhập thành công, không bị thua thiệt, phải bắt đầu từ cái sân nhà mình đang đứng. Nếu không thì sẽ là sự đắp vá mảnh vải thô lên mình áo lụa. Yêu cầu là vậy, nhưng những việc làm cụ thể thì không phải là những công việc gì mới mẽ và ghê gớm hơn, chỉ khác là giải pháp, cấp độ và thứ tự ưu tiên có khác hơn mà thôi. Về sản xuất, nếu trước đây nói phát triển nông nghiệp bền vững, thâm canh tăng vụ, thì nhiệm vụ bây giờ là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ sinh học, sản xuất phải bảo đảm môi trường sinh thái. Kinh tế nông thôn không chỉ là nông nghiệp mà phải xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn có cả 3 khu vực (Nông nghiệp- Thương mại dịch vụ-Công nghiệp và TTCN), và tùy điều kiện cụ thể từng lúc mà có thứ tự ưu tiên. Trong khi thuần sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 2,73 lần trong 14 năm (từ 86USD lên 235USD/người ở khu vực nông thôn), nhưng toàn tỉnh nhờ có dịch vụ và công nghiệp tăng nhanh nên mức tăng chung bình quân trên người đến 4 lần (từ 115USD lên 460USD). Quan tâm phát triển sản xuất và dịch vụ, phải tăng dần qui mô diện tích sản xuất cho hộ nông dân, chủ trang trại, đồng thời với tích cực đào tạo, rút lao động đưa ra khỏi địa bàn để vào các khu công nghiệp hoặc xuất khẩu. Phát triển sản xuất còn phải đồng thời với tổ chức lại sản xuất dưới các hình thức trang trại, HTX, công ty cổ phần nông thôn (xí nghiệp vừa và nhỏ) v.v... Đặc biệt phải có hình thức tập hợp, tổ chức lực lượng lao động thuộc hộ nghèo tham gia vào các hình thức tổ chức sản xuất hợp tác như đề án của UBND tỉnh năm 2001 về tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp. Mối quan hệ và liên kết Bốn nhà phải đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
xây dựng kinh tế thời kỳ hội nhập kinh tế xã hội hình thái kinh tế kinh tế kinh tế chính trịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 222 0 0 -
4 trang 216 0 0
-
Bộ Luật Lao động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
108 trang 198 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 189 1 0 -
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 185 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 180 0 0 -
Đề tài báo cáo ' Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân văn giang - tỉnh hưng yên '
10 trang 174 0 0 -
Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam (M&A)
7 trang 161 0 0 -
Giáo trình địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam part 4
26 trang 160 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 155 0 0