Danh mục

Xây dựng nhóm cộng sự hiệu quả

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.69 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên con đường xây dựng sự nghiệp, bạn khó mà đi một mình. Việc tìm kiếm, gầy dựng một nhóm cộng sự thân thiết (hay còn gọi là ban tham mưu, ê-kíp) là nhân tố quyết định bạn có thể làm việc lớn hay không.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng nhóm cộng sự hiệu quả Xây dựng nhóm cộng sự hiệu quả Trên con đường xây dựng sự nghiệp, bạn khó mà đi một mình. Việc tìm kiếm, gầy dựng một nhóm cộng sự thân thiết (hay còn gọi là ban tham mưu, ê-kíp) là nhân tố quyết định bạn có thể làm việc lớn hay không. Tuy nhiên, một câu hỏi chắc chắn được đặt ra là: Ban tham mưu của bạn gồm những ai? Họ là những người như thế nào? Bao nhiêu người là đủ? Lịch sử cho thấy những công ty, tổ chức lớn đều do nhiều cá nhân hợp sức lẫn nhau, họ có thể có 2 người (Microsoft, Youtube, Google…), 3 người (eBay, Groupon…), hay thậm chí là “18 vị La Hán” (Alibaba.com). Việc đầu tiên trên con đường xây dựng đội nhóm là bạn phải hiểu bản thân mình trước đã. Bạn là người thiên về kỹ thuật, tổ chức hay giao tiếp?  Bạn là người thuộc tuýp người ra quyết định, cố vấn hay  thực thi? Bạn là người ôn hòa hay mạnh mẽ?  Kiến thức chuyên môn của bạn là gì?  Bạn thuộc cung hoàng đạo nào, hành nào (ngũ hành), tuổi  con gì?… Có nhiều hình thức của ban tham mưu:  Một người chuyên kỹ thuật, một người chuyên kinh doanh  Hai người chuyên kỹ thuật  Một người kỹ thuật, một người quản trị, một người kinh  doanh Một người có tính ôn hòa, một người có tính quyết đoán  …  Trong bài viết này tôi giới thiệu các bạn một mô hình đội nhóm mang đậm phong cách phương đông Trong lịch sử phương Đông, mô hình bộ ba Minh Chủ – Quan Võ – Quan Văn khá phổ biến. Đây là mô hình rất tốt để mọi người trong nhóm có thể bổ sung và bù khuyết cho nhau. Nó cũng tốt cho việc thành lập một ban tham mưu cho kinh doanh ngày nay. Cả ba người này đều đóng vai trò quan trọng như nhau trong hệ thống. Không phải cứ là “Minh Chủ” thì đóng vai trò trụ cột. Minh Chủ – Kiểu người ra quyết định. Minh Chủ không có nghĩa là người toàn năng. Minh Chủ là người có tầm nhìn dài hạn, có khả năng quản trị và gắn kết mọi người, có khả năng giao tiếp tốt, đối ngoại, đối nội tốt. Kiến thức thường có: quản trị kinh doanh, kế toán tài chính, marketing, sales Quân Sư - Kiểu người cố vấn Quân sư là người có khả năng chuyên môn cao, đưa ra quy trình, quản lí và vận hành hệ thống nội bộ. Tư vấn giúp Minh Chủ đưa ra các quyết định sáng suốt. Kiến thức thường có: Kiến thức chuyên ngành, nhân sự, đào tạo, marketing Võ Tướng – Kiểu người thực thi Võ tướng là người năng động, yêu thích giao tiếp, áp lực công việc, thử thách bản thân. Phù hợp với việc thực thi các chiến lược mang về lợi nhuận cho công ty Kiến thức thường có: Sales, Marketing, Đào tạo “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn hiểu được bản thân mình thuộc kiểu người nào. Hãy tìm những cộng sự lý tưởng của bạn: “Cùng hệ giá trị, khác về năng lực” để bắt đầu công việc xây dựng đại nghiệp của mình. Theo peacat.com

Tài liệu được xem nhiều: