Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ mở rộng vốn từ và chỉnh âm cho trẻ ADHD kèm dị dạng bộ máy phát âm
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 592.82 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo quan sát và qua một vài nghiên cứu của tác giả thì một phương tiện điện tử hỗ trợ cho việc MRVT và chỉnh âm cho trẻ khuyết tật trí tuệ kèm dị tật BMPA sẽ góp thêm vào bộ công cụ dạy học đồng thời góp thêm giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục ngôn ngữ và giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng này. Bài viết trình bày sơ lược công trình "Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ mở rộng vốn từ và chỉnh âm cho trẻ ADHD kèm dị dạng bộ máy phát âm". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ mở rộng vốn từ và chỉnh âm cho trẻ ADHD kèm dị dạng bộ máy phát âm Năm học 2009– 2010 XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ MỞ RỘNG VỐN TỪ VÀ CHỈNH ÂM CHO TRẺ ADHD KÈM DỊ DẠNG BỘ MÁY PHÁT ÂM Đỗ Minh Luân (SV năm 4, Khoa GDTH) GVHD: TS. Nguyễn Thị Ly Kha 1. Thực tiễn trẻ khuyết tật và phương tiện dạy học Ở Việt Nam, tình trạng trẻ đa tật, dị tật cơ quan phát âm, bị chứng tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD), khuyết tật trí tuệ, do ảnh hưởng chất độc da cam và ô nhiễm môi trường không hiếm. Việc nghiên cứu chỉnh âm, mở rộng vốn từ (MRVT), vốn hiểu biết cho trẻ không chỉ được phụ huynh quan tâm mà còn được sự chú ý và hỗ trợ quan trọng của những người làm công tác giáo dục bậc mầm non và tiểu học cùng với sự hỗ trợ của y học về phẫu thuật khắc phục những dị tật của bộ máy phát âm (BMPA). Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉnh âm cho trẻ lâu nay ở Việt Nam hầu như chỉ tập trung chú ý trị liệu bệnh lý về cấu âm và âm vị học, chưa xét đến sự phối hợp trị liệu ngôn ngữ và các phương diện khác. Các tài liệu hướng dẫn thực hành can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ dạng tăng động giảm chú ý, hầu hết tập trung vào nội dung can thiệp hành vi, giáo dục kỹ năng sống. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, ở Việt Nam, chưa có tài liệu là phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và hỗ trợ MRVT cho trẻ ADHD kèm dị dạng BMPA (ngoài “Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa Lớp 1 (cho trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập)” mà nhóm chúng tôi đang tiến hành). Phương tiện chỉnh âm cho trẻ dị tật BMPA và MRVT cho đối tượng này hầu hết là những vật dụng thông thường, như đồ chơi, tranh ảnh,... Phòng chỉnh âm, phòng trị liệu ngôn ngữ của các cơ sở chuyên biệt ở nước ta hiện nay cũng chỉ thường có thêm gương soi, các phương tiện điện tử hầu như chưa được chú ý khai thác thế mạnh của nó để hỗ trợ chỉnh âm và hỗ trợ MRVT kết hợp giáo dục kĩ năng sống – một trọng tâm của giáo dục đặc biệt. Trẻ khuyết tật trí tuệ dạng tăng động giảm chú ý thường có trí nhớ ngắn hạn, “khó duy trì sự tập trung”, “không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói, không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập”, “thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động, dễ bị sao lãng bởi những kích thích bên ngoài, thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày” [8]. Vì vậy, với những ADHD kèm dị dạng BMPA càng không nên chỉ chỉnh âm và MRVT bằng những phương thức và phương tiện như với trẻ bình thường... Những hình ảnh sống động với những màu sắc tươi sáng, kèm âm thanh tươi vui của một phương tiện điện tử mang lại sẽ gây chú ý cho trẻ nhiều hơn hơn là sự 135 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCK mô tả đơn điệu quen thuộc của người dạy hoặc tranh ảnh thông thường. Theo quan sát và qua một vài nghiên cứu của chúng tôi [6] thì một phương tiện điện tử hỗ trợ cho việc MRVT và chỉnh âm cho trẻ khuyết tật trí tuệ kèm dị tật BMPA sẽ góp thêm vào bộ công cụ dạy học đồng thời góp thêm giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục ngôn ngữ và giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng này. Đấy cũng chính là giả thiết nghiên cứu của chúng tôi. Để xây dựng phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT cho trẻ bị chứng ADHD kèm dị tật BMPA, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: nghiên cứu lí luận, quan sát, thống kê, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, lập trình theo hướng đối tượng, thử nghiệm, phân tích, so sánh, xin ý kiến chuyên gia. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, công trình gồm ba chương: chương 1, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng phầ mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT; chương 2: Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT; chương 3: Thử nghiệm và thẩm định sản phẩm. Ngoài 45 trang chính văn, công trình còn có 35 trang phụ lục gồm các nhóm: Mẫu phiếu điều tra thực trạng; Các mẫu phiếu phỏng vấn; Các bài dạy thử nghiệm; Các bài dạy đối chứng; Nhật ký thử nghiệm. Hơn thế, như đã trình bày, đây là một công trình xây dựng sản phẩm ứng dụng, nên ngoài bản báo cáo kết quả nghiên cứu gồm các nội dung với các chương mục như vừa nêu, công trình còn có bộ CD-ROM Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT. Cụ thể là CD-ROM-1 tập hợp gần 100 mục âm, từ, câu hỗ trợ chỉnh âm kèm theo gần 100 video-clip và đoạn ghi âm minh hoạ, kèm theo một số giáo án điện tử do GV dạy thử nghiệm soạn. CD-ROM-2, gồm từ điển hình ảnh tập hợp 1500 mục từ và hình ảnh minh họa và các folder hình ảnh theo chủ điểm. CD-ROM-3 là một từ điển phim tập hợp gần gồm khoảng 50 mục từ gồm lời giải nghĩa kèm video-clip minh họa. 2. Giải pháp xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và MRVT Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và MRVT cho trẻ bị chứng ADHD kèm dị tật BMPA, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ mở rộng vốn từ và chỉnh âm cho trẻ ADHD kèm dị dạng bộ máy phát âm Năm học 2009– 2010 XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ MỞ RỘNG VỐN TỪ VÀ CHỈNH ÂM CHO TRẺ ADHD KÈM DỊ DẠNG BỘ MÁY PHÁT ÂM Đỗ Minh Luân (SV năm 4, Khoa GDTH) GVHD: TS. Nguyễn Thị Ly Kha 1. Thực tiễn trẻ khuyết tật và phương tiện dạy học Ở Việt Nam, tình trạng trẻ đa tật, dị tật cơ quan phát âm, bị chứng tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD), khuyết tật trí tuệ, do ảnh hưởng chất độc da cam và ô nhiễm môi trường không hiếm. Việc nghiên cứu chỉnh âm, mở rộng vốn từ (MRVT), vốn hiểu biết cho trẻ không chỉ được phụ huynh quan tâm mà còn được sự chú ý và hỗ trợ quan trọng của những người làm công tác giáo dục bậc mầm non và tiểu học cùng với sự hỗ trợ của y học về phẫu thuật khắc phục những dị tật của bộ máy phát âm (BMPA). Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉnh âm cho trẻ lâu nay ở Việt Nam hầu như chỉ tập trung chú ý trị liệu bệnh lý về cấu âm và âm vị học, chưa xét đến sự phối hợp trị liệu ngôn ngữ và các phương diện khác. Các tài liệu hướng dẫn thực hành can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ dạng tăng động giảm chú ý, hầu hết tập trung vào nội dung can thiệp hành vi, giáo dục kỹ năng sống. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, ở Việt Nam, chưa có tài liệu là phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và hỗ trợ MRVT cho trẻ ADHD kèm dị dạng BMPA (ngoài “Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa Lớp 1 (cho trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập)” mà nhóm chúng tôi đang tiến hành). Phương tiện chỉnh âm cho trẻ dị tật BMPA và MRVT cho đối tượng này hầu hết là những vật dụng thông thường, như đồ chơi, tranh ảnh,... Phòng chỉnh âm, phòng trị liệu ngôn ngữ của các cơ sở chuyên biệt ở nước ta hiện nay cũng chỉ thường có thêm gương soi, các phương tiện điện tử hầu như chưa được chú ý khai thác thế mạnh của nó để hỗ trợ chỉnh âm và hỗ trợ MRVT kết hợp giáo dục kĩ năng sống – một trọng tâm của giáo dục đặc biệt. Trẻ khuyết tật trí tuệ dạng tăng động giảm chú ý thường có trí nhớ ngắn hạn, “khó duy trì sự tập trung”, “không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói, không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập”, “thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động, dễ bị sao lãng bởi những kích thích bên ngoài, thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày” [8]. Vì vậy, với những ADHD kèm dị dạng BMPA càng không nên chỉ chỉnh âm và MRVT bằng những phương thức và phương tiện như với trẻ bình thường... Những hình ảnh sống động với những màu sắc tươi sáng, kèm âm thanh tươi vui của một phương tiện điện tử mang lại sẽ gây chú ý cho trẻ nhiều hơn hơn là sự 135 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCK mô tả đơn điệu quen thuộc của người dạy hoặc tranh ảnh thông thường. Theo quan sát và qua một vài nghiên cứu của chúng tôi [6] thì một phương tiện điện tử hỗ trợ cho việc MRVT và chỉnh âm cho trẻ khuyết tật trí tuệ kèm dị tật BMPA sẽ góp thêm vào bộ công cụ dạy học đồng thời góp thêm giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục ngôn ngữ và giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng này. Đấy cũng chính là giả thiết nghiên cứu của chúng tôi. Để xây dựng phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT cho trẻ bị chứng ADHD kèm dị tật BMPA, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: nghiên cứu lí luận, quan sát, thống kê, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, lập trình theo hướng đối tượng, thử nghiệm, phân tích, so sánh, xin ý kiến chuyên gia. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, công trình gồm ba chương: chương 1, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng phầ mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT; chương 2: Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT; chương 3: Thử nghiệm và thẩm định sản phẩm. Ngoài 45 trang chính văn, công trình còn có 35 trang phụ lục gồm các nhóm: Mẫu phiếu điều tra thực trạng; Các mẫu phiếu phỏng vấn; Các bài dạy thử nghiệm; Các bài dạy đối chứng; Nhật ký thử nghiệm. Hơn thế, như đã trình bày, đây là một công trình xây dựng sản phẩm ứng dụng, nên ngoài bản báo cáo kết quả nghiên cứu gồm các nội dung với các chương mục như vừa nêu, công trình còn có bộ CD-ROM Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT. Cụ thể là CD-ROM-1 tập hợp gần 100 mục âm, từ, câu hỗ trợ chỉnh âm kèm theo gần 100 video-clip và đoạn ghi âm minh hoạ, kèm theo một số giáo án điện tử do GV dạy thử nghiệm soạn. CD-ROM-2, gồm từ điển hình ảnh tập hợp 1500 mục từ và hình ảnh minh họa và các folder hình ảnh theo chủ điểm. CD-ROM-3 là một từ điển phim tập hợp gần gồm khoảng 50 mục từ gồm lời giải nghĩa kèm video-clip minh họa. 2. Giải pháp xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và MRVT Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và MRVT cho trẻ bị chứng ADHD kèm dị tật BMPA, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học Kỷ yếu nghiên cứu khoa học Phương tiện điện tử Hỗ trợ mở rộng vốn từ Bộ máy phát âm Attention deficit hyperactivity disorder Tăng động giảm chú ýGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1553 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 494 0 0 -
57 trang 339 0 0
-
33 trang 332 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 271 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 267 0 0 -
29 trang 228 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 222 0 0 -
4 trang 216 0 0