Xây dựng quy chế trả lương - Nội dung và phương pháp thực hiện
Số trang: 4
Loại file: docx
Dung lượng: 16.18 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiện nay, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống tiền lương ở nhiều doanh nghiệp còn nặng tính hình thức ở việc soạn thảo ra một bộ tài liệu. Việc soạn thảo đó thường không tiếp cận từ góc độ quản lý, xem nhẹ hoặc không phân tích một cách thấu đáo các mục đích cần đạt được, thiếu phương pháp và tính hệ thống. Hệ thống tiền lương được xây dựng nhằm mục đích tăng cường khả năng thu hút, lưu giữ và ổn định đội ngũ nhân sự, nâng cao mức độ hài lòng, gắn bó của nhân viên, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng quy chế trả lương - Nội dung và phương pháp thực hiện XÂY DỰNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Hiện nay, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống tiền lương ở nhiều doanh nghiệp còn nặng tính hình thức ở việc soạn thảo ra một bộ tài liệu. Việc soạn thảo đó thường không tiếp cận từ góc độ quản lý, xem nhẹ hoặc không phân tích một cách thấu đáo các mục đích cần đạt được, thiếu phương pháp và tính hệ thống. Tránh soạn thảo, sao chép một cách hình thức, có quy chế mà không ‘chạy’, không đáp ứng yêu cầu của quản lý và mong mỏi của người lao động trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi muốn chia sẻ về quan điểm xây dựng và nội dung của hệ thống tiến lương, đãi ngộ trong doanh nghiệp để các bạn tham khảo. Mục đích và yêu cầu cần đạt được là gì? Hệ thống tiền lương được xây dựng nhằm mục đích tăng cường khả năng thu hút, lưu giữ và ổn định đội ngũ nhân sự, nâng cao mức độ hài lòng, gắn bó của nhân viên, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý. Để đạt được điều này, hệ thống tiền lương cần đáp ứng các yêu cầu/mục tiêu cơ bản sau: 1. Công bằng trong nội bộ doanh nghiệp: Trả lương theo đúng tích chất, mức độ phức tạp công việc đảm nhận (hay còn gọi là giá trị công việc) và mức độ hoàn thành của người lao động trong doanh nghiệp Đây là vấn đề khó và nhạy cảm nhất của hệ thống tiền lương. Có câu ‘không sợ ít, chỉ sợ không công bằng’. Thách thức ở đây là phải đánh giá, phân hạng được giá trị của các chức danh công việc thành các nhóm lương từ thấp đến cao. Việc đánh giá phải dựa trên bản mô tả công việc chuẩn và phương pháp phù hợp. Giá trị công việc cần được xem xét, phân tích ở nhiều khía cạnh chứ không chỉ dừng lại ở thâm niên hay bằng cấp. Tại sao chức danh công việc này ở nhóm lương cao hoặc thấp hơn chức danh khác, hoặc cùng một vị trí công việc nhưng trả lương cho người này cao hơn, hoặc thấp hơn người kia…là những câu hỏi phổ biến mà người xây dựng hệ thống tiền lương phải giải đáp. 2. Cạnh tranh so với thị trường lao động: Mức tiền lương được thiết lập trên cơ sở cạnh tranh với thị trường lao động, đảm bảo luôn có thể thu hút và lưu giữ được lao động. Theo đó, hệ thống tiến lương cần có cơ chế thu thập thông tin mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động. Trên cơ sở đó, tùy từng nhóm lao động, doanh nghiệp xác định chiến lược trả lương phù hợp với nhu cầu thu hút – có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mức trung bình trên thị trường. Ngoài ra, thang lương hàng năm còn được xem xét điều chỉnh theo tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng. 3. Đảm bảo tính hệ thống: Hệ thống tiền lương phải được xây dựng phù hợp và nhất quán với chiến lược kinh doanh, kế hoạch/ngân sách nhân sự và các chức năng quản lý khác. Điều này yêu cầu phải có một cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Ví như cơ cấu tổ chức, phân công công việc không rõ ràng dẫn đến đánh giá giá trị công việc không công bằng, bình quân chủ nghĩa. Thiếu cơ chế và tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kết quả làm việc dẫn đến xếp lương hoặc tăng lương không có luận cứ, cảm tính hoặc chỉ theo thâm niên, bằng cấp. Hệ thống tiền lương bao gồm những tài liệu cơ bản gì? Xây dựng hệ thống tiền lương không chỉ giới hạn ở việc viết một bản Quy chế, mà thường chúng ta sẽ phải nghiên cứu và xây dựng các nội dung sau: 1. Kế hoạch ngân sách tiền lương : bao gồm kế hoạch lao động, ngân sách tiền lương, thưởng; phân tích chi phí lương theo doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí,v..v so sánh giữa các kỳ và các phương án. Đây là cơ sở để Ban Lãnh đạo cân nhắc, xem xét chiến lược và ngân sách tiền lương, tiền thưởng. 2. Cấu trúc phân nhóm chức danh công việc: bao gồm hệ thống Bản phân tích/mô tả công việc và Bảng phân hạng các chức danh công việc trên cơ sở đánh giá giá trị công việc, Sổ tay hướng dẫn đánh giá giá trị công việc. 3. Phương pháp trả lương, thưởng: Gồm các quy định về hình thức và cách tính trả lương, thưởng cho từng nhóm lao động. 4. Hệ thống thang bảng lương: Bao gồm các thang hệ số hoặc mức lương cho từng nhóm lao động, kèm theo các quy định về xếp lương, nguyên tắc thăng tiến bậc lương và cơ chế điều chỉnh thang bảng lương hàng năm. 5. Hệ thống quản trị và đánh giá kết quả hoàn thành công việc: bao gồm quy trình đánh giá kết quả hoàn thành công việc, kèm theo hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí và biểu mẫu đánh giá đối với từng loại lao động. 6. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương: bao gồm các hình thức phụ cấp, thưởng, đãi ngộ phi tài chính khác. Làm các việc đúng trước khi làm đúng các việc? Dù với vai trò tham mưu nội bộ hay nhà tư vấn độc lập, trước khi nghiên cứu soạn thảo Quy chế tiền lương, chúng ta cần làm rõ và có giải pháp hợp lý, thống nhất với Ban Lãnh đạo về các vấn đề sau: Kế hoạch nhân sự và kế hoạch tiền lương đã được xác lập? Có phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp không? Cơ cấu tổ chức đã hợp lý chưa? Có thay đổi gì trong tương lai gần không? Các chức danh công việc đã được mô tả rõ ràng chưa? Những ưu điểm và hạn chế của cơ chế tiền lương hiện hành là gì? Nguyên nhân ở đâu? Mục tiêu cần đạt được và các giải pháp thực hiện hệ thống tiền lương mới là gì? Chiến lược trả lương nào là phù hợp với định hướng phát triển nhân sự? Xây dựng thang lương bằng phương pháp, kỹ thuật nào và luận cứ là gì? Mức độ dãn cách tiền lương là bao nhiêu? Đối với mỗi nhóm lao động, độ rộng, số bậc lương là bao nhiêu thì phù hợp với vòng đời phát triển nghề nghiệp? Quản trị và đánh giá kết quả hoàn thành công việc của người lao động theo phương pháp tiếp cận nào (MBO, BSC hay Competency_based)? Vì sao? Các tiêu chí đánh giá là gì? Quy trình đánh giá ra sao? Sử dụng biểu mẫu nào? Trả lương và thăng tiến tiền lương gắn với kế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng quy chế trả lương - Nội dung và phương pháp thực hiện XÂY DỰNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Hiện nay, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống tiền lương ở nhiều doanh nghiệp còn nặng tính hình thức ở việc soạn thảo ra một bộ tài liệu. Việc soạn thảo đó thường không tiếp cận từ góc độ quản lý, xem nhẹ hoặc không phân tích một cách thấu đáo các mục đích cần đạt được, thiếu phương pháp và tính hệ thống. Tránh soạn thảo, sao chép một cách hình thức, có quy chế mà không ‘chạy’, không đáp ứng yêu cầu của quản lý và mong mỏi của người lao động trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi muốn chia sẻ về quan điểm xây dựng và nội dung của hệ thống tiến lương, đãi ngộ trong doanh nghiệp để các bạn tham khảo. Mục đích và yêu cầu cần đạt được là gì? Hệ thống tiền lương được xây dựng nhằm mục đích tăng cường khả năng thu hút, lưu giữ và ổn định đội ngũ nhân sự, nâng cao mức độ hài lòng, gắn bó của nhân viên, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý. Để đạt được điều này, hệ thống tiền lương cần đáp ứng các yêu cầu/mục tiêu cơ bản sau: 1. Công bằng trong nội bộ doanh nghiệp: Trả lương theo đúng tích chất, mức độ phức tạp công việc đảm nhận (hay còn gọi là giá trị công việc) và mức độ hoàn thành của người lao động trong doanh nghiệp Đây là vấn đề khó và nhạy cảm nhất của hệ thống tiền lương. Có câu ‘không sợ ít, chỉ sợ không công bằng’. Thách thức ở đây là phải đánh giá, phân hạng được giá trị của các chức danh công việc thành các nhóm lương từ thấp đến cao. Việc đánh giá phải dựa trên bản mô tả công việc chuẩn và phương pháp phù hợp. Giá trị công việc cần được xem xét, phân tích ở nhiều khía cạnh chứ không chỉ dừng lại ở thâm niên hay bằng cấp. Tại sao chức danh công việc này ở nhóm lương cao hoặc thấp hơn chức danh khác, hoặc cùng một vị trí công việc nhưng trả lương cho người này cao hơn, hoặc thấp hơn người kia…là những câu hỏi phổ biến mà người xây dựng hệ thống tiền lương phải giải đáp. 2. Cạnh tranh so với thị trường lao động: Mức tiền lương được thiết lập trên cơ sở cạnh tranh với thị trường lao động, đảm bảo luôn có thể thu hút và lưu giữ được lao động. Theo đó, hệ thống tiến lương cần có cơ chế thu thập thông tin mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động. Trên cơ sở đó, tùy từng nhóm lao động, doanh nghiệp xác định chiến lược trả lương phù hợp với nhu cầu thu hút – có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mức trung bình trên thị trường. Ngoài ra, thang lương hàng năm còn được xem xét điều chỉnh theo tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng. 3. Đảm bảo tính hệ thống: Hệ thống tiền lương phải được xây dựng phù hợp và nhất quán với chiến lược kinh doanh, kế hoạch/ngân sách nhân sự và các chức năng quản lý khác. Điều này yêu cầu phải có một cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Ví như cơ cấu tổ chức, phân công công việc không rõ ràng dẫn đến đánh giá giá trị công việc không công bằng, bình quân chủ nghĩa. Thiếu cơ chế và tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kết quả làm việc dẫn đến xếp lương hoặc tăng lương không có luận cứ, cảm tính hoặc chỉ theo thâm niên, bằng cấp. Hệ thống tiền lương bao gồm những tài liệu cơ bản gì? Xây dựng hệ thống tiền lương không chỉ giới hạn ở việc viết một bản Quy chế, mà thường chúng ta sẽ phải nghiên cứu và xây dựng các nội dung sau: 1. Kế hoạch ngân sách tiền lương : bao gồm kế hoạch lao động, ngân sách tiền lương, thưởng; phân tích chi phí lương theo doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí,v..v so sánh giữa các kỳ và các phương án. Đây là cơ sở để Ban Lãnh đạo cân nhắc, xem xét chiến lược và ngân sách tiền lương, tiền thưởng. 2. Cấu trúc phân nhóm chức danh công việc: bao gồm hệ thống Bản phân tích/mô tả công việc và Bảng phân hạng các chức danh công việc trên cơ sở đánh giá giá trị công việc, Sổ tay hướng dẫn đánh giá giá trị công việc. 3. Phương pháp trả lương, thưởng: Gồm các quy định về hình thức và cách tính trả lương, thưởng cho từng nhóm lao động. 4. Hệ thống thang bảng lương: Bao gồm các thang hệ số hoặc mức lương cho từng nhóm lao động, kèm theo các quy định về xếp lương, nguyên tắc thăng tiến bậc lương và cơ chế điều chỉnh thang bảng lương hàng năm. 5. Hệ thống quản trị và đánh giá kết quả hoàn thành công việc: bao gồm quy trình đánh giá kết quả hoàn thành công việc, kèm theo hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí và biểu mẫu đánh giá đối với từng loại lao động. 6. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương: bao gồm các hình thức phụ cấp, thưởng, đãi ngộ phi tài chính khác. Làm các việc đúng trước khi làm đúng các việc? Dù với vai trò tham mưu nội bộ hay nhà tư vấn độc lập, trước khi nghiên cứu soạn thảo Quy chế tiền lương, chúng ta cần làm rõ và có giải pháp hợp lý, thống nhất với Ban Lãnh đạo về các vấn đề sau: Kế hoạch nhân sự và kế hoạch tiền lương đã được xác lập? Có phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp không? Cơ cấu tổ chức đã hợp lý chưa? Có thay đổi gì trong tương lai gần không? Các chức danh công việc đã được mô tả rõ ràng chưa? Những ưu điểm và hạn chế của cơ chế tiền lương hiện hành là gì? Nguyên nhân ở đâu? Mục tiêu cần đạt được và các giải pháp thực hiện hệ thống tiền lương mới là gì? Chiến lược trả lương nào là phù hợp với định hướng phát triển nhân sự? Xây dựng thang lương bằng phương pháp, kỹ thuật nào và luận cứ là gì? Mức độ dãn cách tiền lương là bao nhiêu? Đối với mỗi nhóm lao động, độ rộng, số bậc lương là bao nhiêu thì phù hợp với vòng đời phát triển nghề nghiệp? Quản trị và đánh giá kết quả hoàn thành công việc của người lao động theo phương pháp tiếp cận nào (MBO, BSC hay Competency_based)? Vì sao? Các tiêu chí đánh giá là gì? Quy trình đánh giá ra sao? Sử dụng biểu mẫu nào? Trả lương và thăng tiến tiền lương gắn với kế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quy chế lương Xây dựng quy chế tiền lương Tiền lương nhân viên Xây dựng quy chế trả lương Hệ thống tiền lương Xây dựng hệ thống tiền lương Quản lý nhân sựGợi ý tài liệu liên quan:
-
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3 trang 212 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhân sự và quản lý tiền lương
26 trang 193 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Phân tích thiết kế hệ thống siêu thị
140 trang 181 0 0 -
63 trang 156 0 0
-
Sử dụng các phần mềm ứng dụng cho quản lý và lập kế hoạch sự kiện
4 trang 151 0 0 -
Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Quản lý nhân sự trường cấp II
28 trang 149 0 0 -
Báo cáo thực tập: Quản lý nhân sự & tiền lương
52 trang 144 0 0 -
89 trang 117 0 0
-
82 trang 112 0 0
-
Tiểu luận: Quản lý nhân sự tại trường Mầm non 2 Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2020 – 2021
23 trang 98 1 0