Xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế các tình huống dạy học môn toán ở tiểu học theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức cho học sinh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.99 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhằm đào tạo sinh viên có tay nghề vững, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn dạy học và có kỹ năng thiết kế các tình huống dạy học ở trường phổ thông, trong bài viết này chúng tôi đề cập tới quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế một số tình huống dạy học môn Toán theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức cho học sinh tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế các tình huống dạy học môn toán ở tiểu học theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức cho học sinh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 52-58 XÂY DỰNG QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, PHÁT HIỆN KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Phạm Thị Thanh Tú Trường Đại học Vinh Email: phamtudhv@gmail.com Tóm tắt. Nhằm đào tạo sinh viên có tay nghề vững, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn dạy học và có kỹ năng thiết kế các tình huống dạy học ở trường phổ thông, trong bài viết này chúng tôi đề cập tới quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế một số tình huống dạy học môn Toán theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức cho học sinh tiểu học. Từ khóa: Thiết kế, hoạt động, nghiên cứu, khám phá. 1. Mở đầu Trong chương trình đào tạo giáo viên (GV) nói chung, GV tiểu học nói riêng ở các trường sư phạm, phần hướng dẫn SV TK bài soạn là một phần không thể thiếu. Theo xu thế hiện nay, để TK được các bài soạn tốt, nhất thiết SV phải biết TK các THDH giúp HS tự tìm tòi, phát hiện kiến thức theo khả năng của bản thân. Bài viết đưa ra một quy trình để hướng dẫn SV thực hiện theo tinh thần đó. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình huống dạy học - Tình huống (TH): Theo [6;996]: “TH là sự diễn biến của tình hình về mặt cần phải đối phó”. Theo [6;195]: TH được hiểu “là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể có thể là người, còn khách thể lại là một hệ thống nào đó”. Như vậy theo chúng tôi, các yếu tố cấu thành TH bao gồm: Hoàn cảnh (tình trạng, văn cảnh, thời gian, không gian, địa điểm); Đối tượng (người, sự vật, sự kiện, hiện tượng); Quan hệ (lớn hơn, bé hơn, tỉ lệ, tỉ số %, song song, vuông góc... giữa các số, các giá trị đại lượng hoặc các hình hình học. . . ); Diễn biến (yêu cầu phải thực hiện, câu hỏi phải trả lời, nhiệm vụ phải giải quyết, một vướng mắc phải đối phó,. . . ). 52 Xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế... - Tình huống dạy học: Theo [5;230]: “THDH là TH mà vai trò của giáo viên (GV) được thể hiện tường minh với mục tiêu để học sinh (HS) học tập một tri thức nào đó”. Theo lý luận dạy học Xô Viết [3;9]: “THDH là đơn vị cấu trúc nguyên tố, là tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế, riêng biệt”. Theo [5;12]: THDH là khái niệm mô tả hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể như: thầy, trò, SGK, có gì đặc biệt? Mục đích, nội dung, PP, phương tiện, môi trường dạy học... như thế nào? THDH luôn thay đổi, vì vậy để dạy học tốt đòi hỏi người thầy phải sát thực tế, nhạy cảm và tập trung sự chú ý của mình vào công việc. Tóm lại, theo chúng tôi bản chất của THDH là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ M-N-P (mục đích - nội dung - phương pháp) với nội dung là một đơn vị kiến thức. Ở tiểu học đơn vị cấu trúc ấy có thể là một phần bài hình thành khái niệm mới, một quy tắc mới, có thể là một bài toán hay hệ thống các bài toán... 2.2. Các dạng hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức chủ yếu của HS tiểu học 2.2.1. Tìm tòi Theo [6; 975]: Tìm tòi là bỏ nhiều công phu để thấy ra, nghĩ ra. Còn theo [2;264]: Sử dụng cách tìm tòi trong lớp học tức phải hướng HS sử dụng những phương pháp đã được chấp nhận để thu thập số liệu và từ đó tìm tòi cụ thể về tình hình, vấn đề đang tồn tại trong lớp học. Như vậy, theo chúng tôi tìm tòi là hoạt động có thể thông qua gợi ý hoặc thông qua hiểu biết cũng như vốn kinh nghiệm sống của bản thân để nghĩ ra, tìm ra hay để làm sáng tỏ một vấn đề. 2.2.2. Phát hiện Theo [6;759]: Phát hiện là tìm thấy cái chưa ai biết. Còn theo Bruner, Wittrock và Cronbach, “phát hiện” xảy ra khi một người nào đó sử dụng trí tuệ của mình để làm nảy sinh một khái niệm hay một nguyên lý mới [2;255]. Còn theo [1;99], tìm tòi phát hiện là một nghệ thuật tìm ra cái mới, cái chưa biết. Xét về mặt điều khiển học, sự tìm tòi phát hiện được hiểu là sự tìm tòi cách giải quyết tối ưu các nhiệm vụ bằng cách giới hạn sự lự chọn phương án tìm tòi. Tóm lại, theo chúng tôi, thuật ngữ “phát hiện” trong học tập được hiểu như trường hợp một HS bằng cách huy động vốn kiến thức, hiểu biết của mình đã giải quyết được một vấn đề mà trước đây bản thân chưa biết hoặc thấy vượt quá sự hiểu biết của mình. 53 Phạm Thị Thanh Tú 2.2.3. Các dạng hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế các tình huống dạy học môn toán ở tiểu học theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức cho học sinh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 52-58 XÂY DỰNG QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, PHÁT HIỆN KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Phạm Thị Thanh Tú Trường Đại học Vinh Email: phamtudhv@gmail.com Tóm tắt. Nhằm đào tạo sinh viên có tay nghề vững, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn dạy học và có kỹ năng thiết kế các tình huống dạy học ở trường phổ thông, trong bài viết này chúng tôi đề cập tới quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế một số tình huống dạy học môn Toán theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức cho học sinh tiểu học. Từ khóa: Thiết kế, hoạt động, nghiên cứu, khám phá. 1. Mở đầu Trong chương trình đào tạo giáo viên (GV) nói chung, GV tiểu học nói riêng ở các trường sư phạm, phần hướng dẫn SV TK bài soạn là một phần không thể thiếu. Theo xu thế hiện nay, để TK được các bài soạn tốt, nhất thiết SV phải biết TK các THDH giúp HS tự tìm tòi, phát hiện kiến thức theo khả năng của bản thân. Bài viết đưa ra một quy trình để hướng dẫn SV thực hiện theo tinh thần đó. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình huống dạy học - Tình huống (TH): Theo [6;996]: “TH là sự diễn biến của tình hình về mặt cần phải đối phó”. Theo [6;195]: TH được hiểu “là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể có thể là người, còn khách thể lại là một hệ thống nào đó”. Như vậy theo chúng tôi, các yếu tố cấu thành TH bao gồm: Hoàn cảnh (tình trạng, văn cảnh, thời gian, không gian, địa điểm); Đối tượng (người, sự vật, sự kiện, hiện tượng); Quan hệ (lớn hơn, bé hơn, tỉ lệ, tỉ số %, song song, vuông góc... giữa các số, các giá trị đại lượng hoặc các hình hình học. . . ); Diễn biến (yêu cầu phải thực hiện, câu hỏi phải trả lời, nhiệm vụ phải giải quyết, một vướng mắc phải đối phó,. . . ). 52 Xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế... - Tình huống dạy học: Theo [5;230]: “THDH là TH mà vai trò của giáo viên (GV) được thể hiện tường minh với mục tiêu để học sinh (HS) học tập một tri thức nào đó”. Theo lý luận dạy học Xô Viết [3;9]: “THDH là đơn vị cấu trúc nguyên tố, là tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế, riêng biệt”. Theo [5;12]: THDH là khái niệm mô tả hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể như: thầy, trò, SGK, có gì đặc biệt? Mục đích, nội dung, PP, phương tiện, môi trường dạy học... như thế nào? THDH luôn thay đổi, vì vậy để dạy học tốt đòi hỏi người thầy phải sát thực tế, nhạy cảm và tập trung sự chú ý của mình vào công việc. Tóm lại, theo chúng tôi bản chất của THDH là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ M-N-P (mục đích - nội dung - phương pháp) với nội dung là một đơn vị kiến thức. Ở tiểu học đơn vị cấu trúc ấy có thể là một phần bài hình thành khái niệm mới, một quy tắc mới, có thể là một bài toán hay hệ thống các bài toán... 2.2. Các dạng hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức chủ yếu của HS tiểu học 2.2.1. Tìm tòi Theo [6; 975]: Tìm tòi là bỏ nhiều công phu để thấy ra, nghĩ ra. Còn theo [2;264]: Sử dụng cách tìm tòi trong lớp học tức phải hướng HS sử dụng những phương pháp đã được chấp nhận để thu thập số liệu và từ đó tìm tòi cụ thể về tình hình, vấn đề đang tồn tại trong lớp học. Như vậy, theo chúng tôi tìm tòi là hoạt động có thể thông qua gợi ý hoặc thông qua hiểu biết cũng như vốn kinh nghiệm sống của bản thân để nghĩ ra, tìm ra hay để làm sáng tỏ một vấn đề. 2.2.2. Phát hiện Theo [6;759]: Phát hiện là tìm thấy cái chưa ai biết. Còn theo Bruner, Wittrock và Cronbach, “phát hiện” xảy ra khi một người nào đó sử dụng trí tuệ của mình để làm nảy sinh một khái niệm hay một nguyên lý mới [2;255]. Còn theo [1;99], tìm tòi phát hiện là một nghệ thuật tìm ra cái mới, cái chưa biết. Xét về mặt điều khiển học, sự tìm tòi phát hiện được hiểu là sự tìm tòi cách giải quyết tối ưu các nhiệm vụ bằng cách giới hạn sự lự chọn phương án tìm tòi. Tóm lại, theo chúng tôi, thuật ngữ “phát hiện” trong học tập được hiểu như trường hợp một HS bằng cách huy động vốn kiến thức, hiểu biết của mình đã giải quyết được một vấn đề mà trước đây bản thân chưa biết hoặc thấy vượt quá sự hiểu biết của mình. 53 Phạm Thị Thanh Tú 2.2.3. Các dạng hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình đào tạo giáo viên Chương trình đào tạo Học sinh tiểu học Tình huống dạy học Thiết kế tình huống dạy học Dạy học môn ToánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Thiết kế trang Web - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
6 trang 388 0 0 -
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 277 0 0 -
5 trang 267 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 243 0 0 -
162 trang 174 0 0
-
17 trang 173 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Đồ án cơ sở - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
7 trang 157 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 156 0 0 -
Biểu mẫu Kế hoạch phát triển nghề nghiệp
2 trang 151 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 151 0 0