Danh mục

Xây dựng thư viện số và một số thách thức trong lưu trữ - bảo quản tài liệu số

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.99 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thư viện số là gì? Các định nghĩa về thư viện số; Thư viện số, Thư viện ảo,.Thư viện điện tử,.. đều là thư viện số? Những thách thức trong việc lưu trữ và bảo quản kho tài liệu số của các thư viện. Bài viết " Xây dựng thư viện số và một số thách thức trong lưu trữ - bảo quản tài liệu số" để giải đáp các vấn đề nêu trên. Mời các bạn tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng thư viện số và một số thách thức trong lưu trữ - bảo quản tài liệu sốXÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ VÀ MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG LƯU TRỮ - BẢO QUẢN TÀI LIỆU SỐ Lê Bá Lâm* Tóm tắt: Thư viện số là gì? Các định nghĩa về thư viện số; Thư viện số, Thư viện ảo, Thư viện điện tử,.. đều là thư viện số? Những vấn đề trong xây dựng một thư viện số; Phân tích những thách thức trong việc lưu trữ và bảo quản kho tài liệu số của các thư viện. Từ khóa: Thư viện số; Lưu trữ số; Bảo quản số Mở đầu Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã làm thay đổi các thư viện từ truyền thống sang hiện đại. Việc phát minh ra đĩa CD-ROM vào năm 1980 là một bước ngoặt trong số hóa thông tin và hơn 20 năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ số đã dễ dàng cho phép con người tạo ra số lượng tài nguyên thông tin số vô cùng lớn mà trước đó chúng ta không thể tưởng tượng được. Do vậy trong các thư viện, nguồn tài liệu số cũng tăng lên nhanh chóng từ tài liệu số (born-digital materials) và công tác số hóa (digitization) dẫn tới suy nghĩ cần phải xây dựng thư viện số, tổ chức lưu trữ, bảo quản để phục vụ tìm kiếm sử dụng lâu dài và thế là Thư viện số ra đời, phát triển cùng rất nhiều những thách thức đặt ra với các cơ quan thông tin – thư viện. Đối với một số người thì thư viện số chỉ đơn giản là tin học hóa thư viện truyền thống. Nhưng trong thực tế thì để triển khai một hệ thống Thư viện số là phải có một hạ tầng công nghệ thông tin chuyên dụng cùng các khâu nghiệp vụ chuyên môn như thu thập, tổ chức, phân loại, xây dựng các bộ sưu tập, các vấn đề bản quyền, chính sách truy cập và các phương pháp tiếp cận cũng như bảo quản lâu dài để sử dụng được trong tương lai khi các ứng dụng đọc, xem tài liệu có thể thay đổi mà nguồn tài liệu không bị ảnh hưởng gì hay phục hồi các đối tượng số khi xảy ra nguy cơ, sự cố. Định nghĩa Thư viện số Theo Larson định nghĩa “Thư viện số là thư viện ảo toàn cầu – hàng ngàn thư viện điện tử nối mạng với nhau”[1]. Thư viện số trình bày các bộ sưu tập tài liệu số và cho phép người dùng tin truy cập tại bất kỳ địa điểm và thời gian nào. Một nhóm làm việc trong cơ quan hạ tầng công nghệ thông tin của chính phủ Mỹ cho rằng “Thư viện số là một hệ thống cung cấp cho người dùng truy cập đến tri thức, thông tin trong các kho tài liệu số”. Liên đoàn thư viện số Mỹ thì định nghĩa “Thư viện số là một tổ chức cung cấp tài nguyên thông tin, bao gồm cả các nhân viên để hướng dẫn truy cập, tạo lập, phân phối, đảm bảo tính toàn vẹn và ổn định lâu dài theo thời gian của các bộ sưu tập số”. [2] Nói chung để định nghĩa thư viện số thì nó là một tập hợp các yếu tố: Các bộ sưu tập số của các đối tượng thông tin; các dịch vụ hỗ trợ sử dụng; tổ chức và bảo quản các tài liệu * Phó Giám đốc, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội số. Mục tiêu chính là cải thiện tiếp cận tài liệu nhanh chóng, nhiều người cùng lúc, tiết kiệm chi phí, bảo quản tài liệu lâu dài với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Xây dựng thư viện số Một trong những vấn đề lớn nhất trong xây dựng thư viện số là xây dựng các bộ sưu tập số. Mô hình của nó chính là một hệ thống liên kết giữa hệ thống mạng, phần cứng, phần mềm. Phần cứng ở đây là hệ thống mạng, máy chủ, bộ lưu trữ, máy tính, máy quét; Phần mềm sẽ giúp tổ chức các bộ sưu tập, hiển thị, trình bày nội dung cùng với các phần mềm số hóa để chụp tài liệu, chỉnh sửa hình ảnh, nhận dạng kí tự,... Một số điểm quan trọng khi xây dựng một thư viện số như sau: a) Bộ sưu tập số: Để có tài liệu số xây dựng thành các bộ sưu tập, thông thường lấy từ 3 nguồn là bản thân tài liệu xuất bản số; tài liệu số hóa từ bản cứng và tài liệu số thư viện sưu tập được. b) Truy cập ra bên ngoài thông qua các hợp đồng, thỏa thuận với các nhà xuất bản sách điện tử, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu như Elsevier, Springer,... hoặc các đối tác hoặc đến các trang web. c) Lựa chọn tài liệu để số hóa: Lựa chọn tài liệu để số hóa cũng là một vấn đề quan trọng trong công tác số hóa tài liệu. Thông thường tài liệu nội sinh sẽ được tính đến vì nhiều vấn đề liên quan như khẳng định giá trị học thuật của đơn vị, vấn đề bản quyền,... Các đơn vị thường đưa ra 5 tiêu chí và xếp theo thứ tự ưu tiên. Tài liệu được chọn phải thỏa mãn 3 tiêu chí hoặc ít nhất là 2 tiêu chí đầu. + Tiêu chí 1 – Truy cập. Là tài liệu được sử dụng nhiều hoặc tài liệu có giá trị như giá trị chính trị, giá trị nghiên cứu giảng dạy, giá trị tài chính và giá trị văn hóa xã hội hay truyền thống. Những tài liệu đơn bản hoặc hiếm cũng được xếp trong tiêu chí này. + Tiêu chí 2 – Bảo quản. Là những tài liệu dễ hỏng, dễ phân hủy, khó bảo quản. + Tiêu chí 3 – Cộng đồng. Là những tài liệu phục vụ cho các sự kiện, các chương trình nghiên cứu trọng điểm hay các triển lãm và xây dựng thương hiệu ĐHQGHN. + Tiêu chí 4 – Tài liệu có tiềm năng phát triển. Là những tài liệu có kinh phí từ dự án, tương lai được đầu tư, bổ sung hoặc số hóa theo yêu cầu của lãnh đạo hay nhà tài trợ. + Tiêu chí 5 – Cam kết của thư viện. Thư viện có th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: