Danh mục

Xây dựng trường mầm non hạnh phúc

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.65 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này nêu lên xây dựng trường mầm non (MN) hạnh phúc là từ khóa đang được quan tâm trong ngành giáo dục. Trường MN hạnh phúc thể hiện bằng các tiêu chí đó là nhà trường có một chương trình giáo dục chất lượng; Học sinh trong nhà trường là những đứa trẻ hạnh phúc; giáo viên hạnh phúc và môi trường đáp ứng được các tiêu chí cho người học, người làm việc hạnh phúc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng trường mầm non hạnh phúc XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON HẠNH PHÚC Thạc sĩ Dương Bích Thúy, Phó khoa Mầm non Tóm tắt: Xây dựng trường mầm non (MN) hạnh phúc là từ khóa đang được quan tâm trongngành giáo dục. Trường MN hạnh phúc thể hiện bằng các tiêu chí đó là nhà trường cómột chương trình giáo dục chất lượng; Học sinh trong nhà trường là những đứa trẻ hạnhphúc; giáo viên hạnh phúc và môi trường đáp ứng được các tiêu chí cho người học, ngườilàm việc hạnh phúc. I. Đặt vấn đề Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và nhân cáchcủa trẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng đểnâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời của mỗi người. Trường mầm non (MN) hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát triển toàndiện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng chophụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêutrẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, giảm bớt gánh nặng công việc chonhân sự. Để xây dựng trường mầm non hạnh phúc, trước hết, các thầy cô giáo phải có nănglực, kỹ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và kỹ năng ứng xửsư phạm, môi trường làm việc tốt, lớp học được bài trí khoa học phù hợp với trẻ. Phát biểu tại hội thảo “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạolực học đường” (Ngày 9/4, tại Hà Nội), thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu: “Muốncó một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương ấm áp và phát triển tiềmnăng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường, từ ban giám hiệu đến cácgiáo viên”. Trong giới hạn bài viết, chúng tôi xin đi sâu vào nội dung xây dựng trường mầmnon hạnh phúc và đề xuất việc vận dụng các tiêu chí xây dựng trường mầm non hạnhphúc trong thực tiễn chăm sóc nuôi dạy trẻ tại cơ sở MN thực hành và công tác đào tạogiáo viên mầm non hiện nay của trường CĐSP. 3 II. Nội dung 1. Một số vấn đề chung về xây dựng trường mầm non hạnh phúc 1.1. Cơ sở giáo dục mầm non - Theo Luật Giáo dục 2005, Cơ sở giáo dục là nơi diễn ra các hoạt động giáo dụctheo các hình thức chính quy hay không chính quy. Cơ sở giáo dục là đơn vị của hệ thốnggiáo dục quốc dân Việt Nam. Trường học chính là đơn vị chính của cơ sở giáo dục. - Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: + Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi. + Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. + Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo nhận trẻ em từ 3tháng đến 6 tuổi. 1.2. Chất lượng giáo dục mầm non theo UNESCO Trong chương trình hành động Dakar (2000) của UNESCO, chất lượng của mộtnhà trường được đánh giá qua 10 yếu tố cơ bản: (1) Người học khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyênđể có động cơ học tập chủ động. (2) Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức. (3) Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực. (4) Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy (5) Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu và côngnghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng. (6) Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh. (7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả GD. (8) Hệ thống quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ 4 (9) Tôn trọng và thu hút đựơc cộng đồng cũng như nền văn hoá địa phương tronghoạt động giáo dục. (10) Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thoả đáng vàbình đẳng. 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non tại Việt Nam1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáutuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành.2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ emcó hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em.4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tốithiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng,chăm sóc và giáo dục trẻ em.7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xãhội trong cộng đồng.8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: