Thuật ngữ môn khoa học (gọi tắt là thuật ngữ khoa học) là một bộ phận từ quan trọng trong chương trình khoa học lớp 5. Nó có tác động lớn trong quá trình học sinh Tiểu học tiếp thu các tri thức khoa học. Trong môn Khoa học lớp 5, có khá nhiều thuật ngữ lần đầu tiên các em được biết, nên không phải thuật ngữ khoa học nào cũng dễ hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ trợ dạy học môn Khoa học lớp 5, chủ đề vật chất và năng lượng130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ KHOA HỌC HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5, CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Phạm Thị Quỳnh Anh, Ngô Thị Tâm Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Thuật ngữ môn khoa học (gọi tắt là thuật ngữ khoa học) là một bộ phận từ quan trọng trong chương trình khoa học lớp 5. Nó có tác động lớn trong quá trình học sinh Tiểu học tiếp thu các tri thức khoa học. Trong môn Khoa học lớp 5, có khá nhiều thuật ngữ lần đầu tiên các em được biết, nên không phải thuật ngữ khoa học nào cũng dễ hiểu. Nếu không hiểu đúng sẽ dễ dẫn đến sai lệch kiến thức. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên cũng có nhiều cách giải thích khác nhau, và đôi khi có những cách giải thích chưa phù hợp với các học sinh yếu về tư duy ngôn ngữ. Chính vì vậy, để giúp các em và giáo viên thuận lợi trong quá trình dạy và học, cần xây dựng từ điển giải nghĩa các thuật ngữ khoa học. Từ khóa: thuật ngữ, khoa học, từ điển, từ điển thuật ngữ, vật chất, năng lượng. Nhận bài ngày 26.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.2.2019 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Quỳnh Anh; Email: ptqanh@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, khái niệm, thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở tất cả các lĩnh vực trong cuộcsống của con người. Ngay cả ở trong chương trình học của học sinh Tiểu học, hệ thốngthuật ngữ khoa học đã được đưa vào để các em tiếp xúc, làm quen. Nhưng có nhiều em cònchưa hiểu hết khái niệm của thuật ngữ đó, và việc dạy học - giải nghĩa các thuật ngữ đôikhi còn mang tính hàn lâm, sách vở. Vì thế để quá trình dạy và học các thuật ngữ trở nênhấp dẫn hơn, bản thân mỗi giáo viên nên tự xây dựng một cuốn từ điển nhằm hỗ trợ quátrình dạy và học.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ khoa học Cũng như các nhà ngôn ngữ học thế giới, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học ở ViệtNam đã đưa ra nhiều cách hiểu, cắt nghĩa về thuật ngữ. Cố giáo sư Đỗ Hữu Châu có quanTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 131niệm về thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựngđược dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm... trong những ngànhkĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từthông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng... cóthực trong thực tế, đối tượng của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩabiểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng nhưchúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thựctế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một “cái nhãn” dán vàođối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó” [1, tr.32].Hay như trong cuốn “Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấychục năm qua” hai tác giả Lưu Vân Lăng và Nguyễn Như Ý đã có quan điểm: “Thuật ngữlà bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoahọc, kĩ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã được tổ chức mộtcách có trí tuệ” [4, tr.48]. Xét về đặc điểm, hai nhà nghiên cứu Corsunôp và Xuburôva đã dẫn ra các đặc điểmcủa thuật ngữ, đó là: “Không có thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành; không có từ đồngnghĩa; phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm; tính hệ thống” [7, tr.89]. Nhànghiên cứu Dafydd Cribbon đã khẳng định tính chính xác, khoa học của thuật ngữ, đó làthuật ngữ khoa học thì tuyệt đối không chứa những đặc điểm thừa và nó có hình thức ngữpháp tương ứng với khái niệm. Ở Việt Nam, cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã đề cập khá đầy đủ về những yêu cầu củathuật ngữ chuẩn. Theo ông: “(1) Mỗi ý phải có một danh từ để gọi; (2) Danh từ ấy phảidùng riêng về ý đấy; (3) Mỗi ý đừng có nhiều danh từ; danh từ trong các môn phải thànhmột thể duy nhất và liên lạc; (4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý; (5) Danh từ trong cácmôn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc; (6) Danh từ phải gọn; (7) Danh từ phảicó âm hưởng Việt Nam; (8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tínhchất quốc gia” [2, tr.45]. Với những đặc điểm trên thì ba đặc điểm đầu tiên thể hiện tínhchính xác của thuật ngữ, điểm thứ 4 thể hiện tính chất dễ nhớ của thuật ngữ. Điểm thứ 5thể hiện tính hệ thống, điểm thứ 6 thể hiện tính ngắn gọn, điểm thứ 7 và điểm thứ 8 thểhiện tính dân tộc của thuật ngữ. Trong bản báo cáo về vấn đề xây dựng thuật ngữ tại HàNội. Năm 1977, tác giả Nguyễn Như Ý cũng đề cập đến đặc điểm của thuật ngữ trong bài ...