Danh mục

Xây dựng và sử dụng học liệu điện tử theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu các nguyên tắc xây dựng học liệu điện tử và cách sử dụng học liệu điện tử theo mô hình lớp học đảo ngược. Thang đo và công cụ đo năng lực tự học của học sinh cũng được trình bày trong bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và sử dụng học liệu điện tử theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 8 (2020): 1421-1429 Vol. 17, No. 8 (2020): 1421-1429 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT Ở TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Mai Xuân Đào1, Phan Đồng Châu Thủy2* Trường THPT Thái Hòa, Tân Uyên, Bình Dương, Việt Nam 1 2 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Phan Đồng Châu Thủy – Email: thuypdc@gmail.com Ngày nhận bài: 27-4-2020; ngày nhận bài sửa: 18-5-2020; ngày duyệt đăng: 25-8-2020TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc xây dựng học liệu điện tử và cách sử dụng học liệu điệntử theo mô hình lớp học đảo ngược. Thang đo và công cụ đo năng lực tự học của học sinh cũng đượctrình bày trong bài báo này. Quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm tại các trường trung học phổthông ở Tân Uyên, tỉnh Dình Dương được mô tả, nhằm chứng minh tính hiệu quả và khả thi của việcứng dụng của học liệu điện tử theo mô hình lớp học đảo ngược trong việc phát triển năng lực tự họccho các học sinh tham gia thực nghiệm. Dữ liệu thực nghiệm sau khi được xử lí thống kê đã cho thấycó thể nhân rộng việc sử dụng học liệu điện tử kết hợp với mô hình lớp học đảo ngược nhằm pháttriển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông. Từ khóa: lớp học đảo ngược; năng lực tự học; học liệu điện tử; dạy học Hóa học trung họcphổ thông1. Giới thiệu Mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) là một trong những mô hình dạy học hiện đại.Dạy học theo mô hình này đã được chứng minh có hiệu quả ở các nước phát triển như Mĩ,Australia… (Nguyen, 2018). Theo Truong (2017), các chữ cái đầu tiên trong thuật ngữ F-L-I-P là những yếu tố chủ yếu của LHĐN bao gồm: Môi trường linh hoạt (FLEXIBLEENVIRONMENT), Văn hóa học tập (LEARNING CULTURE), Nội dung có chủ ý(INTENTIONAL CONTENT), Giáo dục chuyên nghiệp (PROFESSIONAL EDUCATOR).Từ những giải thích về bốn yếu tố trên, chúng ta có thể hiểu LHĐN là một mô hình dạy họctrong đó hoạt động học ở lớp là các hoạt động thảo luận, củng cố kiến thức, hợp tác nhómđể giải quyết vấn về, mở rộng kiến thức… do giáo viên (GV) tổ chức, giúp học sinh (HS)vận dụng và hiểu sâu hơn, rộng hơn nội dung bài học mà các em đã tự học trước ở nhà quacác tư liệu dạy học mà GV đã cung cấp (Gariou-Papalexiou et al., 2017). Để tổ chức dạy họctheo mô hình này một cách có hiệu quả, GV không những cần thay đổi về vai trò mà còn đòihỏi phải đầu tư thời gian, công sức để biên soạn tư liệu dạy học gồm bài giảng, bài tập, bàikiểm tra – đánh giá dưới nhiều hình thức; sưu tầm hình ảnh, thí nghiệm, tài liệu tham khảo...Cite this article as: Mai Xuan Dao, & Phan Dong Chau Thuy (2020). Building and using e-Learning materialsbased on flipped classroom to develop the self-study ability for high school students in Tan Uyen, Binh DuongProvince. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(8), 1421-1429. 1421Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1421-1429nhằm tạo hứng thú và động cơ tự học cho HS. Với sự phát triển không ngừng của công nghệthông tin, tài liệu dạy học không dừng lại ở dạng giấy mà còn có thể là video, audio… đượcgọi chung là học liệu điện tử (HLĐT). Tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, tổ chức đào tạo qua mạngđịnh nghĩa như sau: “HLĐT là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, baogồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trìnhchiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học,thí nghiệm ảo...” (Ministry of Education and Training, 2016). Bên cạnh đó, kết quả điều tra thực trạng mà chúng tôi đã thực hiện trên 37 giáo viênHóa học ở địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy năng lực tự học (NLTH) của HS còn rất hạnchế, đặc biệt là HS ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trước thực trạng đó, chúng tôi đãthực hiện nghiên cứu về việc sử dụng HLĐT theo mô hình LHĐN để phát triển NLTH chocác em HS trung học phổ thông (THPT). Địa bàn thực nghiệm được ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: