Danh mục

Xây dựng và tích hợp thông tin phục vụ xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) trong quản lý tài nguyên đất và nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.89 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tiến hành xây dựng cơ sở tri thức cho một hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) bao gồm hệ cơ sở dữ liệu và thiết lập tương quan đa chiều cũng như phân cấp độ ưu tiên trong quản lý. Kết quả là trên một khu vực (cell) trong DSS sẽ chỉ ra những việc nên hay không nên thực hiện trong công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên đất và nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và tích hợp thông tin phục vụ xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) trong quản lý tài nguyên đất và nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI XÂY DỰNG VÀ TÍCH HỢP THÔNG TIN PHỤC VỤ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYếT ĐỊNH (DSS) TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Đinh Tuấn(1), Cấn Thu Văn(1), Cao Duy Trường(1), Nguyễn Trọng Khanh(1), Vũ Thị Vân Anh(1) và Huỳnh Văn Hồng(2) (1) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (2) Trường Đại học Trà Vinh T ác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất to lớn. Đây là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trước thảm họa thiên tai như ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,… Trong bối cảnh đó những thách thức đặt ra cho công tác quản lý tài nguyên nước và đất vùng ĐBSCL là không hề nhỏ. Nghiên cứu này tiến hành xây dựng cơ sở tri thức cho một hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) bao gồm hệ cơ sở dữ liệu và thiết lập tương quan đa chiều cũng như phân cấp độ ưu tiên trong quản lý. Kết quả là trên một khu vực (cell) trong DSS sẽ chỉ ra những việc nên hay không nên thực hiện trong công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên đất và nước vùng ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, DSS, ĐBSCL. 1. Các khái niệm cơ bản + Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (TNN): Khái niệm quản lý tổng hợp TNN đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên cùng với thời gian, nội dung của nó ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Ngay từ trước những năm 90, sự suy giảm tính bền vững trong khai thác nguồn nước đã khiến nhiều nhà quản lý đặt mối quan tâm nhiều vào giải pháp tổng hợp với mục tiêu đạt được sự phát triển bền vững. Hiện nay, cách hiểu tổng hợp giữ lại ý tưởng chung về toàn diện, nhưng tập trung vào những vấn đề cốt lõi và thực tiễn hơn. Giải pháp tổng hợp không tìm ra cách giải quyết tất cả các hợp phần và mối liên kết mà chỉ giải quyết những cái được coi là chính yếu. Qua nhiều bước và cùng với thời gian, giải pháp tổng hợp sẽ được mở rộng ra và trở thành giải pháp toàn diện. Cơ sở của giải pháp tổng hợp là 4 diểm sau đây: (1) nó chấp nhận rằng chúng ta không hiểu được tất cả mọi biến động trong một hệ thống; (2) các biến động chính của hệ thống thường do các yếu tố 34 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 11 - 2015 chủ chốt gây ra. Các yếu tố còn lại ảnh hưởng không lớn, và nếu chúng ta đi vào nghiên cứu nó thì sẽ hao tốn nhiều công sức không tương xứng với hiệu ích đem lại; (3) tính đến trường hợp chúng ta bỏ công nghiên cứu tất cả các yếu tố, thì khả năng chi phối được tất cả các yếu tố đó cũng không dễ dàng do đó hiệu quả nghiên cứu sẽ không cao và (4) giải pháp tổng hợp cho phép các chiến lược có thể thực hiện trong thời gian hợp lý hơn. Quản lý tổng hợp ngày nay quan tâm đặc biệt đến tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên, do đó tổng hợp được xem xét theo cả hai hệ: Hệ tự nhiên và hệ con người. Nếu làm tốt các mặt tổng hợp trên trong quan hệ hài hoà giữa ba thành tố kinh tế - xã hội - môi trường, chúng ta sẽ đạt được sự quản lý tài nguyên nước bền vững. + Quản lý tài nguyên đất (TNĐ): Quản lý đất đai là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước. Lịch sử phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia khác nhau cho thấy công tác quản lý nhà NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI nước về đất đai là nhiệm vụ cần thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế, từ các lý do chính trị, xã hội, kinh tế và môi trường. Kết hợp với quy trình quản lý nhà nước nói chung, có thể khái quát hóa quá trình quản lý nhà nước về đất đai như sau: (1) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về đất đai; (2) Cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai và (3) Cơ quan nhà nước tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp về đất đai. Theo nghĩa hẹp, đấy chỉ là hoạt động hành chính của bộ máy hành chính nhà nước bao gồm chấp hành và điều hành các nội dung quản lý đất đai theo quy định của Pháp luật. Trên phương diện hành chính các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được thể chế hóa trong 15 nội dung tại Điều 22 của Luật Đất đai năm 2013. Trong các chức năng quản lý đất đai thì quy hoạch sử dụng đất đai đóng vai trò quan trọng, là căn cứ thực hiện các nhiệm vụ quản lý sử dụng đất đai khác của nhà nước theo nguyên tắc đúng quy hoạch và pháp luật được quy định tại Điều 6 trong Luật đất đai 2013. Quy hoạch sử dụng đất đai cũng là một nội dung chính yếu trong quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH được quy định tại Điều 3 trong Luật đất đai 2013: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: