Danh mục

Xây dựng văn hoá hành vi ứng xử trong doanh nghiệp

Số trang: 45      Loại file: doc      Dung lượng: 290.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (45 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam không xem sản phẩm, thương hiệu, nhãn hiệu, sự lớn nhỏ… là tiêu chí cạnh tranh với nhau nữa. Một trong những điều họ quan tâm hàng đầu là văn hoá doanh nghiệp trong tổ chức. Văn hoá là đẳng cấp không chỉ trong xã hội mà cả trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một trong những điều cần nói đến trong văn hoá doanh nghiệp chính là văn hoá hành vi ứng xử của người lao động. Theo Federico Mager Zaragoza,TGĐ NESCO phát biểu trong lễ phát động Thập kỷ thế giới Phát triển văn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng văn hoá hành vi ứng xử trong doanh nghiệp Xây dựng văn hoá hành vi ứng xử trong doanh nghiệp Hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam không xem sản phẩm, thương hiệu, nhãn hiệu, sự lớn nhỏ… là tiêu chí cạnh tranh với nhau nữa. Một trong những điều họ quan tâm hàng đầu là văn hoá doanh nghiệp trong tổ chức. Văn hoá là đẳng cấp không chỉ trong xã hội mà cả trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một trong những điều cần nói đến trong văn hoá doanh nghiệp chính là văn hoá hành vi ứng xử của người lao động. Theo Federico Mager Zaragoza,TGĐ NESCO phát biểu trong lễ phát động Thập kỷ thế giới Phát triển văn hoá của Unesco – 1992.Paris định nghĩa về văn hoá cho hay: “Văn hoá phản ảnh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của đời sống con người và đang diễn ra hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành lên một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống dựa trên đó mỗi dân tộc khẳng định bản sắc của mình để tồn tại và phát triển”. Theo đó, văn hoá doanh nghiệp sẽ liên kết những con người nội bộ với nhau, liên kết doanh nghiệp với xã hội bằng các giá trị nhân văn, đặt con người và vị trí trung tâm và quyết định sự cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững. Văn hoá doanh nghiệp suy cho cùng nó là cốt lõi của kinh tế tri thức, thị trường xã hội và nhân văn. Văn hoá hành vi ứng xử trong doanh nghiệp được dựa trên hai nền tảng cơ bản là giao tiếp ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến hành vi ứng xử của nhân viên mà xây dựng cho mình bộ quy chuẩn văn hoá doanh nghiệp thống nhất. 1. Văn hoá hành vi ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Xây dựng văn hoá hành vi ứng xử trong doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho bộ máy doanh nghiệp vận hàng trơn tru với những người có trình độ cao, tuân thủ nguyên tắc chung. Thường thì những doanh nghiệp lớn đều tạo ra được bản sắc văn hoá riêng của mình bởi đó chính là cái mà họ đưa hình ảnh của mình ra với xã hội. Xây dựng văn hoá ửng xử nội bộ sẽ dựa trên những tiêu chí sau: 1.1 Thái độ tôn trọng đồng nghiệp : Các doanh nghiệp phải cam kết tạo ra được môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau, loại trừ những hành vi quấy rối xúc phạm giữa người này đến người khác. Môi trường làm việc đó phải là một môi trường cởi mở, duy trì sự phát triển của công việc, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát triển những ký năng cá nhân của mình. Môi trường đó là môi trường mọi người biết tôn trọng nhau, nhìn nhau mà phấn đấu. Chỉ có thế thì mới tạo ra được một bộ mấy nhân sự trơn tru, phát triển bền vững. Là người quản lý, bạn phải giải thích rõ ràng đối với những quyết định trong công tác thưởng phạt công mình với nhân viên. Hãy tôn trọng chính mình, tôn trọng đồng nghiệp của mình có nghĩa là bạn đang tôn trọng công việc của mình đang làm. 1.2 Trao quyền hợp lý: Bạn nên để cho nhân viên của mình có những mức độ quyết định trong công việc. Sự phân quyền này đều phải dựa trên sự tôn trọng ý kiến của tập thể, khách hàng, chính quyền, đối tác và mối quan hệ với những nhà cung cấp. Bên cạnh việc phân quyền, doanh nghiệp nên mạnh tay với việc không để xảy ra việc lạm dụng quyền hạn quá mức gây ra những hậu quả không cần thiết. Hay việc sử dụng quyền hạn một cách vô ý và thiếu tôn trọng có thể dẫn đến những hậu quả xấu đối với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và những đồng nghiệp, và bởi vì thái độ của mọi nhân viên thường được biết đến như là tiếng nói của tổ chức, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới uy tín của doanh nghiệp. 1.3 Thưởng phạt công minh: Ai có thành tích, ắt sẽ được thưởng và ngược lại, đó là nguyên tắc bất di bất dịch đối với doanh nghiệp. Nên tạo ra một môi trường làm việc mở nhưng có thưởng phạt công mình để mọi người cạnh tranh lành mạnh với nhau, tránh sự trả đũa hay thù hằn giữa nhân viên với nhau mà gây hậu quả xấu đến công việc và hình ảnh doanh nghiệp. Bạn là nhà quản lý, bạn nên cam kết với chính nhân viên của mình trước khi cam kết với khách hàng về vấn đề này. Có như thế thì mọi người mới tìm thấy sự hứng thú trong cộng việc. Trên một khía cạnh nào đó, hiệu quả công việc sẽ được đẩy mạnh hơn, thậm chí có thể bạn chỉ nhìn thấy nó biến chuyển một cách vô hình. 1.4 Tuyền dụng và đề bạt: Các doanh nghiệp phải đề ra một quy trình tuyển dụng và đề bạt phù hợp với doanh nghiệp của mình. Từ đó, nhất nhất phải quy định nhân viên của mình tuân thủ theo các quy định đó với quản điểm khách quan và trung thực trong quá trình thực hiện. Không bao giờ được để xảy ra trường hợp tiêu cực, mưu lợi cá nhân, quan liêu, cửa quyền trong tuyển dụng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. 1.5 Sử dụng tài sản của doanh nghiệp: Yêu cầu rõ ràng nhân viên tham gia làm việc tại doanh nghiệp phải ý thức rõ ràng điều này. Vì rằng, mỗi nhân viên đều được giao sử dụng một lượng tài sản nhất định và có trách nhiệm trong việc bảo vệ và sử dụng chúng sao cho phù hợp. Tài sản không chỉ bao gồm tiền mặt và những tài sản tài chính khác mà còn là những tài sản như là tiện nghi, côn ...

Tài liệu được xem nhiều: