Danh mục

Xây dựng văn hóa nhà trường theo tiếp cận tổ chức học tập

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.46 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổ chức học tập được đặc trưng bởi 5 đặc điểm cơ bản: làm chủ bản thân; mô hình tinh thần, tư duy hệ thống, học nhóm và chia sẻ tầm nhìn. Khi áp dụng vào nhà trường, các đặc điểm của một nhà trường học tập bao gồm: 1) Nhà trường gắn bó chặt chẽ với xã hội; 2) Nhà trường có sự đồng thuận cao về tầm nhìn, mục tiêu; 3) Nhà trường liên tục xem xét lại các hoạt động để cải tiến và ngày càng hoàn thiện;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng văn hóa nhà trường theo tiếp cận tổ chức học tậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0027Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 32-37This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG THEO TIẾP CẬN TỔ CHỨC HỌC TẬP Nguyễn Thị Minh Nguyệt Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tổ chức học tập được đặc trưng bởi 5 đặc điểm cơ bản: làm chủ bản thân; mô hình tinh thần, tư duy hệ thống, học nhóm và chia sẻ tầm nhìn. Khi áp dụng vào nhà trường, các đặc điểm của một nhà trường học tập bao gồm: 1) Nhà trường gắn bó chặt chẽ với xã hội; 2) Nhà trường có sự đồng thuận cao về tầm nhìn, mục tiêu; 3) Nhà trường liên tục xem xét lại các hoạt động để cải tiến và ngày càng hoàn thiện; 4) Nhà trường coi trọng, khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển chuyên môn; 5) Nhà trường có hệ thống thông tin minh bạch, thông suốt. Do đó, để xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) học tập cần có các biện pháp tác động đến tất cả các tầng bậc của văn hóa tổ chức phù hợp với đặc điểm của tổ chức học tập. Từ khóa: Văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, tổ chức học tập.1. Mở đầu Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập, khoa học và công nghệ, trong bối cảnh cạnh tranh diễn ratrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên phạm vi toàn cầu, “tất cả các tổ chức thuộc mọiloại hình đều phải học tập không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển mạnh mẽ” [10]. Trường họckhông phải là một tổ chức ngoại lệ, cũng “có một nhu cầu rất mạnh mẽ về việc thay đổi, thích ứngvới môi trường xung quanh và phát triển năng lực của nhà trường cũng như mỗi thành viên trongnhà trường” [11]. Đây là yêu cầu quan trọng với nhà trường bởi “có bằng chứng chỉ ra rằng, khitrường học được chú ý như là một tổ chức học tập, người học sẽ thành công” [7]. Với ý nghĩa đó,bài viết sử dụng lí thuyết về văn hóa tổ chức, tổ chức học tập nói chung để đi vào tìm hiểu nhữngđặc điểm cơ bản của văn hóa nhà trường, từ đó xác định những biện pháp cơ bản để xây dựng vănhóa nhà trường với tính chất của một tổ chức học tập.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường Văn hóa tổ chức Nhà trường là một tổ chức với những đặc trưng riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình.VHNT vì vậy có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa tổ chức. Định nghĩa văn hóa tổ chức được đưara bởi nhiều nhà nghiên cứu.Theo Edgar H. Schein, văn hóa tổ chức được hình thành khi các thànhviên trong nhóm “học được cách thức giải quyết những vấn đề của thích ứng với môi trường bênngoài và hội nhập bên trong – những giả định cơ bản đã vận hành tốt và được xem là có giá trị vàNgày nhận bài: 9/9/2014. Ngày nhận đăng: 10/2/2015.Liên hệ: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, e-mail: nguyetnm@hnue.edu.vn32 Xây dựng văn hóa nhà trường theo tiếp cận tổ chức học tậpvì vậy được dạy cho những thành viên mới như những cách thức đúng để nhận thức, suy nghĩ vàcảm giác trong khi xem xét các vấn đề” [15]. Mỗi tổ chức trong cùng một lĩnh vực bao giờ cũngcó “một phẩm chất thuộc cái riêng biệt về tổ chức – nó thể hiện mình có những phẩm chất khácthường, nó làm cho khác với những tổ chức khác” (Gold) [5]. Như vậy, văn hóa tổ chức chính là những giá trị được tích lũy trong quá trình hình thành vàphát triển của tổ chức, là những cách thức đúng định hướng cho các thành viên trong tổ chức nhậnthức, suy nghĩ, hành động.Văn hóa tổ chức tạo nên nét riêng biệt của tổ chức đó so với các tổ chứckhác. Văn hóa nhà trường Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có những đặc trưngriêng. Kent D. Peterson and Terrence E. Deal định nghĩa “VHNT là một dòng chảy ngầm củanhững chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian docon người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức. . . định hìnhsuy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhà trường. . . tạo cho nhà trường sự khácbiệt” [3]. Hai tác giả này nhấn mạnh: “trường học cũng là một nền văn hóa có cá tính độc đáo củariêng mình”. Định nghĩa của Joan Richardson nhấn mạnh vào sự hình thành của VHNT: “VHNTlà sự tích lũy các giá trị và chuẩn mực của nhiều người. Đó là sự đồng thuận về những gì quantrọng. Đó là những kì vọng của tập thể chứ không phải những kì vọng của một cá nhân” [13]. Cáctác giả Urben G.C., Hugies L.W., Noris C.J. đưa ra định nghĩa về văn hóa nhà trường gắn liền vớichất lượng giáo dục: “Một nhà trường tốt có chuẩn chất lượng cao, có kì vọng cao đối với học sinh,có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói cách khác là có văn hóa nhà trường tốt” [18]. Tóm lại, VHNT có thể hiểu là những giá trị tốt đẹp liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất,tinh thần của một nhà ...

Tài liệu được xem nhiều: