Gần đây nhiều người lắc đầu ngán ngẩm khi nói tới chuyện xây nhà. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, tình hình kinh tế khó khăn, giá cả vật tư, nhân công lên cao; đất đai thì vẫn cực kỳ đắt đỏ. Nếu mà có xây nhà thì phải… khéo tận dụng! Xây nhà kiểu tận
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây nhà biết tận dụng Xây nhà phải biết tận dụngGần đây nhiều người lắc đầu ngán ngẩm khi nói tới chuyện xây nhà.Chẳng nói ra thì ai cũng biết, tình hình kinh tế khó khăn, giá cả vậttư, nhân công lên cao; đất đai thì vẫn cực kỳ đắt đỏ. Nếu mà có xâynhà thì phải… khéo tận dụng!Xây nhà kiểu tận dụngCũng chẳng phải chờ tới thời bão giá hay kinh tế suy thoái thì dân tìnhmới thắt lưng buộc bụng, cân – đong – đo - đếm trong chuyện xây nhà.Ở nước ta, từ xưa tới nay, trong quan niệm, trong nếp nghĩ thì xây nhà làmột việc cực kỳ quan trọng, là niềm mơ ước, nỗ lực cả đời người. Dẫuvậy thì số người ung dung xây nhà hiếm lắm, còn đại đa số là nhữngngười xây nhà với hoàn cảnh khó khăn, tâm trạng nhiều băn khoăn lolắng. Người ung dung là khi có đủ mọi điều kiện thuận lợi, có đất rộng,vị trí đẹp, có đủ tiền xây như mình muốn, có đủ quyền để điều hành saikhiến. Số đông còn lại thì ngược lại, mọi thứ đều không đủ, thiếu hụtlắm chỗ, bất lợi nhiều bề… Nhà thì vẫn cứ phải xây, vì chờ đầy đủ mọiđiều kiện, chờ cái tư thế ung dung thì chẳng biết đến bao giờ. Cái mìnhmong muốn bao giờ cũng vượt hơn những cái mình đang có, đó là mộtlẽ thường ở đời; mà ai cũng hiểu! Tận dụng gầm cầu thang làm… toa hút khói và kho chứa đồ.Vậy thì phải cố gắng xoay xở, phải tận dụng thôi! Rất nhiều người xâynhà cũng phải vay mượn, rồi “kéo cày” trả nợ. Đó là một câu chuyệnkhác, nhưng cũng không tách rời hoàn toàn. Cũng phải nói rằng, trongthời điểm hiện tại thì vấn đề nhà ở, bất động sản, mua bán, xây dựng nhàcửa đang là vấn đề rất thời sự, thời thượng và cũng là bức tranh có nhiềugam màu u ám. Giá nhà đất, giá xây lắp quá cao so với mức thu nhậpcủa đại đa số dân chúng trong xã hội. Giấc mơ về một ngôi nhà, chốn ancư lý tưởng ngày càng trở nên xa vời, thậm chí là điều không tưởng.Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta không cần ngôi nhà để sống,không có nhu cầu về mua đất, xây nhà. Không có được cái như trong mơthì… phải giảm tiêu chuẩn giấc mơ đi thôi. Không có được biệt thự thìcố gắng “với” sang nhà phố, không được nhà phố thì tìm đến nhà nhỏtrong hẻm, hay leo lên chung cư… Không đủ tiền mua được đất rộng thìmua đất nhỏ, không có đất vuông vắn thì chấp nhận méo mó; không đủkhả năng “chơi” hàng cao cấp thì xài hàng trung bình… miễn sao chovừa khả năng, vừa túi tiền. Bởi bản chất của câu chuyện xây nhà tậndụng này cũng chính là lý do tài chính, là tiền.Ừ, thì bằng lòng; cố gắng tận dụng! Có ai đó nói rằng: Không có đượccái mình yêu thì hãy yêu cái mình có! Cũng phải thôi… Mà đây là ngôinhà của mình, nên càng phải yêu chứ, dù nó đang và sẽ có thể khônghoàn mỹ như giấc mơ xa xôi.Những chủ nhà này, khi đóng vai khách hàng với kiến trúc sư hay mangtâm lý có phần yếm thế, thiếu tự tin cùng những “giá mà”, “nếu như”kiểu: giá mà mặt tiền rộng hơn chút nhỉ, giá mà có thêm mặt thoáng nhỉ,giá mà diện tích lớn thêm chút nữa nhỉ… cùng tâm trạng hơi e ngại… vềsự nhiệt tình của kiến trúc sư trước một bài toán khó. Nhưng khi gặpkiến trúc sư rồi (tất nhiên phải gặp đúng người), thì rất nhiều chủ nhà vỡra rằng: “Nó” vẫn có thể rất ổn, rất đẹp, dù trên tinh thần tận dụng, tiếtkiệm, dù có rất nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan! Nếu “nó” ổnrồi thì nó vẫn có thể hay hơn nữa. Nhưng rõ ràng, muốn xoay chuyểntình thế xấu thành đẹp, dở thành hay, ít thành nhiều, thiếu thành đủ…,tức là thay đổi theo chiều hướng có lợi, tích cực thì phải cần một bàn taylành nghề; một vai trò tư vấn chuyên môn, chuyên nghiệp của kiến trúcsư để… tận dụng đúng cách!Tận dụng đúng cáchNhà khéo tận dụng, thì sẽ đỡ được nhiều chi phí xây dựng. Nhà khéo tậndụng, sẽ khai thác tốt nhất được những gì hiện có (dù có thể hiện trạng làbất lợi). Nhà khéo tận dụng, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của người sinh sốngtrong ngôi nhà đó (mà ban đầu tưởng chừng là không thể)… Và để đạtđược những yếu tố đó, thì phải tận dụng đúng cách.Ở đây, cũng cần phải hiểu một cách tổng quát rằng: khéo tận dụng là tốiưu hoá những gì đang có của mảnh đất, của ngôi nhà, chứ không hẳn làmột phương pháp xây nhà dành cho những cuộc đất xấu, hiện trạng xấutrở nên đẹp. Với một hiện trạng không xấu, với một khả năng tài chínhkhông khó khăn thì vẫn cần tận dụng để làm cho tốt hơn, tiết kiệm hơn.Tận dụng tốt, hiệu quả chính là thước đo của chất lượng công trình, nănglực của người thiết kế, quản lý, thi công.Nhà khéo tận dụng là sản phẩm của một chuỗi quy trình, từ đầu tư, thiếtkế, thi công, vận hành và sử dụng – tất cả đều liên quan đến nhau. Tuynhiên, vai trò của thiết kế là quan trọng nhất, chi phối tới tất cả các yếutố kia. Một thiết kế tốt – khéo tận dụng – sẽ làm cho việc đầu tư hiệuquả, thi công chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm (vật tư và nhân công);cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng (đặc biệt trong vấn đề tiếtkiệm năng lượng).Việc tận dụng không phải là “tận thu”, cố gạn lấy nhiều nhất cái có lợinhư kiểu tận dụng diện tích sử dụng, giảm thiểu chi phí vật tư, nhâncông để tiết kiệm tiền. ...