Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xảy ra tranh chấp: Trọng tài hay tòa án?Xảy ra tranh chấp: Trọng tài hay tòa án? Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể. “Cầu trời” cũng chẳng ăn thuaCách đây không lâu, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VIAC) đã phải từ chối giải quyết một vụ tranh chấp mua bán giữa một công ty Đài Loan và chinhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa-Vũng Tàu.Lý do từ chối được đưa ra là vì trong điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp của hợp đồng mua bán,tên của tổ chức trọng tài này đã không được minh thị một cách cụ thể mà thay vào đó lại ghi chung chungrằng “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”.VIAC từ chối là phải vì hiện cả nước có tới năm tổ chức trọng tài thương mại khác nhau chứ đâu chỉ có mìnhVIAC (ngoài VIAC còn có Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội; Trung tâm Trọng tài Thương mạiTp.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu).Do mất quá nhiều thời gian để nhờ trọng tài phân xử, cuối cùng vụ án được đưa ra Tòa án Nhân dân (TAND)Bà Rịa-Vũng Tàu thì bị đình chỉ vì đã quá thời hiệu khởi kiện. Hiện vụ kiện đang được Tòa Phúc thẩm TANDTối cao xem xét lại nhưng giả sử trong trường hợp vẫn bị đình chỉ do quá thời hiệu khởi kiện thì thiệt hại củabên tranh chấp trong hợp đồng có thể lên tới trên 100.000 Đôla Mỹ.Cách đây vài năm, cũng từng có vụ Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (Viseri) đã phải “trả giá” với phán quyết củatrọng tài Geneva (Thụy Sỹ) buộc thanh toán gần nửa triệu Đôla Mỹ cho Công ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc)trong một vụ tranh chấp kéo dài suốt ba năm. Riêng phí trọng tài, Viseri phải trả gần 40.000 Đôla Mỹ.Một trong những nguyên nhân dẫn đến con số thiệt hại nói trên cũng là do sơ suất khi chọn trọng tài nướcngoài giải quyết tranh chấp. Không chỉ mất thời gian, tiền bạc mà “đau” hơn nữa, theo Viseri, họ đã không cócơ hội để trình bày, cung cấp chứng cứ chỉ vì không hiểu pháp luật, không hiểu hết những gì mà trọng tàiGeneva yêu cầu cung cấp trong quá trình xét xử.Hai trường hợp trên chỉ là vài ví dụ trong vô số trường hợp rủi ro xuất phát từ sự bất cẩn của doanh nghiệptrong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khi ký kết hợp đồng. Theo ông Trần Hữu Huỳnh, Phógiám đốc VIAC, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa có thói quen đặt câu hỏi là cần lựa chọnphương thức giải quyết tranh chấp nào và tại sao lại như vậy.Thông thường, các điều khoản về giá cả, chất lượng hàng hóa, tiến độ... vẫn được các doanh nghiệp chútrọng hơn là điều khoản về giải quyết tranh chấp, vì họ vẫn mang nặng tâm lý “cầu trời” cho tranh chấp đừngxảy ra.Chính tâm lý nói trên đã gây ra những sai sót không đáng có cho bản thân các doanh nghiệp khi đặt bút ký kếthợp đồng. Trọng tài viên Trần Hữu Huỳnh đã tổng kết một loạt những lỗi thường xảy ra như: không “thèm”thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp; có thỏa thuận nhưng lại vừa nhờ trọng tài, lại vừa nhờ tòaán giải quyết hoặc nếu có chọn trọng tài cũng chỉ hiểu “lờ mờ” về trọng tài (điều này dẫn đến ghi sai tên tổchức trọng tài; chọn sai quy tắc tố tụng trọng tài hoặc luật áp dụng...).Thậm chí, theo Luật sư Lê Thành Kính (Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn), có trường hợp trong hợp đồng cácbên thỏa thuận “sẽ đưa ra công an giải quyết nếu xảy ra tranh chấp”!Hậu quả của sự bất cẩn nói trên là làm cho quá trình tranh chấp bị kéo dài một cách không cần thiết do phảimất thời gian tìm cơ quan phân xử. Đặc biệt, đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài điều này lại càngnguy hiểm. Ông Huỳnh cho biết, trong nhiều trường hợp tương tự, do không chọn trước cơ quan nào giảiquyết nên khi phát sinh tranh chấp doanh nghiệp rất lúng túng, không biết phải quyết định như thế nào.“Chọn trọng tài thì đã quá muộn vì đối tác không hợp tác, còn chọn tòa án nước ngoài của đối tác thì vừa sợvừa lo. Sợ vì không biết thủ tục, pháp luật; lo vì chi phí cao. Chọn tòa án Việt Nam lại không chắc bản án củatòa án ta có được nước ngoài công nhận...”.Trọng tài: “thần hộ mệnh”?Những dẫn chứng trên cho thấy tâm lý “cầu may” có thể dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại. Vì vậy, theotrọng tài viên Trần Hữu Huỳnh, khi đàm phán hợp đồng, doanh nghiệp nên đàm phán kỹ về điều khoản giảiquyết tranh chấp.Loại trừ những phương thức trái luật, doanh nghiệp vẫn có khá nhiều sự lựa chọn khi xảy ra tranh chấp, từcác phương thức giải quyết ngoài tòa án như thương lượng, trung gian, hòa giải đến các phương thức tàiphán như trọng tài, tòa án. Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến đều cho rằng trong trường hợp các bên không thể“nhìn mặt nhau” nữa thì trọng tài được xem như cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp.Theo Luật sư Chu Khắc Hoài Dương, Trưởng văn phòng Luật sư Dương & cộng sự, so với tòa án việc lựachọn trọng tài để giải quyết tranh chấp có năm ưu điểm lớn.Thứ nhất, các bên có nhiều quyền tự định đoạt, chẳng hạn như được tự do lựa chọn trọng tài (thậm chí đượctự mình lập ra trọng tài), quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành các hoạt độngtố tụng của trọng tài...Thứ hai, có nhiều trọng tài viên là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực như hàng hải, sở hữu trí tuệ,ngoại thương, công nghệ thông tin... Vì vậy, đối với các tranh chấp đòi hỏi chuyên môn cao, doanh nghiệphoàn toàn có quyền chủ động tìm và lựa chọn những trọng tài đáp ứng yêu cầu nói trên.Thứ ba, việc xét xử tại trọng tài được giữ bí mật. Điều này rất có lợi cho các bên, nhất là trong các tranh chấpliên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh hay các yếu tố khác mà doanh nghiệp không muốn cho ngườingoài cuộc biết.Thứ tư, tính minh bạch cao trong xét xử. Theo đó, tất cả tài liệu, chứng cứ của một bên đều được trọng tàigửi ngay cho các đương sự còn ...