Bài viết Xói lở - bồi tụ bờ biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện trạng và nguyên nhân tập trung làm rõ hiện nay xói lở - bồi tụ đang diễn ra như thế nào? Với tốc độ ra sao? Xảy ra từ khi nào? Sự phân bố của xói lở - bồi tụ ra sao? Nhân tố động lực nào giữ vai trò quyết định và nhân tố nào ảnh hưởng đến xói lở - bồi tụ?... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xói lở - bồi tụ bờ biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện trạng và nguyên nhân
XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU HIỆN TRẠNG
VÀ NGUYÊN NHÂN
Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong số 29 tỉnh, thànhphố giáp biển, có đường bờ biển
đất liền dài 104 km. Trong những năm gần đây, đường bờ biển của tỉnh bị giật lùi về
phía lục địa (do xói lở và ngập nước) rất nghiêm trọng (trừ các đọan bờ cấu tạo bằng
các đá gắn kết bền vững như Núi Lớn, Núi Nhỏ, mũi Kỳ Vân). Kết quả nghiên cứu
cho thấy, giai đoạn 1965-1989, bờ biển ở đây có xu thế bồi tụ lấn ra biển, nhưng từ
năm 1989 đến nay, đường bờ biển bị xói lở rất nghiêm trọng với tốc độ trung bình là
9,0 m/năm, có nơi đạt tốc độ cực đại tới 21,8 m/năm ở Hồ Tràm, còn nhỏ nhất là 0,34
m/năm ở phía tây mũi Ba Kiềm, hiện tượng bồi tụ không phổ biến, chỉ xảy ra bồi lấp
luồng vào cảng cá Cửa Lấp. Nguyên nhân chính gây hiện tượng xói lở là năng lượng
sóng tác động tới bờ tăng liên quan tới số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng và mực
nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Hiện đã có một số giải pháp công trình, nhưcông
nghệ Stabiplage(bao cát), xây tường biển, v.v. Tuy nhiên, các giải pháp này cũng chỉ
mang tính tình thế, chứ chưa giải quyết triệt để vấn đề xói lở bờ biển.
MỞ ĐẦU
Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong số 29 tỉnh, thành phố có đường bờ biển ở nước
ta và nằm ở vị trí đặc biệt-chuyển tiếp giữa Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Đây chính là
cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông và cũng là một trong
tam giác tăng trưởng kinh tế Nam Bộ với thế mạnh khai thác dầu khí, du lịch và đánh
bắt hải sản và gần đây là giao thông vận tải đường biển vởi cảng nước sâu Cái Mép ở
cửa sông Thị Vải. Bởi thế, tuy chỉ chiếm 0,6% diện tích đất liền của cả nước và trên
1% dân số cả nước, nhưng Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo ra 11% GDP và gần 27% tổng thu
ngân sách cả nước.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có đường bờ biển phần đất liền là 104 km, trong đó có
70 km là bờ cát (từ mũi Nghinh Phong về phía đông-bắc), 12 km bờ đá (Núi Lớn, Núi
Nhỏ và núi Kỳ Vân) và 22 km bờ biển thấp cấu tạo băng bùn-sét (trong vịnh Gành
Rái). Trong những năm gần đây, bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị biến đổi rất mạnh
mẽ, chủ yếu là xói lở trên các đoạn bờ cát và bị ngập nước trên đoạn bờ thấp.Có thể
nói, hiện nay trên suốt đường bờ từ mũi Nghinh Phong đến khu vực giáp với tỉnh Bình
Thuận đều đang bị xói lở với mức độ rất khác nhau.Còn hiện tượng bồi tụ chỉ xảy ra
cục bộ tại luồng vào Cửa Lấp. Xói lở bờ biển đã đã gây nhiều tổn thất về mặt kinh tế
và môi trường ở đây.Hậu quả là phá hủy kè bao chống xói lở làm mất giá trị cảnh quan
bãi tắm và đe dọa nhà dân, làm suy thoái và chết nhiều diện tích rừng phòng hộ (kể cả
RNM).
Trước tình hình đó, đã có một số công trình nghiên cứu mang tính địa phương
nhằm tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ biển.Chẳng
hạn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã giao Viện Kỹ thuật biển
triển khai đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể hiện trạng xói lở-bồi lấp vùng ven
biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và đề xuất các giải pháp khắc phục” (2009-2011)
[12].Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu hiện trạng và nguyên nhân bồi tụ-
xói lở bờ biển ở mức khái quát cho khu vực đã được thực hiện [3, 8, 9, 10].
Để làm rõ bản chất quả quá trình này, cần phải trả lời một số câu hỏi sau: hiện
nay xói lở- bồi tụ đang diễn ra như thế nào ?Với tốc độ ra sao?Xảy ra từ khi nào?Sự
phân bố của xói lở-bồi tụ ra sao?Nhân tố động lực nào giữ vai trò quyết định và nhân
tố nào ảnh hưởng đến xói lở-bồi tụ? Hay nói cách khác, nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp của xói lở-bồi tụ bờ biển là gì? V.v. Những phần viết dưới đây sẽ lần lượt làm rõ
các vấn đề vừa nêu.Báo cáo sẽ trình bày thực trạng xói lở-bồi tụ bờ biển khu vực trong
giai đoạn từ năm 1965 đến năm 2012.
1. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở tài liệu
Để nghiên cứu đánh giá được hiện trạng xói lở-bồi tụ bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, tác giả đã sử dụng các loại tài liệu sau:
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 UTM năm 1965; Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000
vùng nghiên cứu; Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 VN2000 năm 2004; Bản đồ địa mạo
tỷ lệ 1:50.000 vùng nghiên cứu; Ảnh landsat 1989; Ảnh spot 2009 chụp 05/04/2009 và
thực địa 2/2012 tại đường bờ biển tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số tài liệu có liên quan tới nội dung nghiên
cứu đã được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau (báo cáo đề tài nghiên cứu khoa
học, báo cáo tại các hội nghị khoa học, tạp chí, v.v.) về vùng nghiên cứu [7, 8, 9, 10].
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở phương pháp luận: Cách tiếp cận hệ thống
Tất cả các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, đều diễn ra trong một tổ chức được
gọi là hệ thống. Do đó, cách tiếp cận hệ thống (systematic approach) cơ sở phương
pháp luận khoa học, sẽ được sử dụng xuyên suốt qua trình làm việc. Khi sử dụng cách
tiếp cận này, bờ biển được xem là hệ mở nằm trong khoa học hệ thốn ...