Con hẻm số 185, đường Đỗ Thành Nhân có một cái phông tên nước ở đầu hẻm và một cái cầu tiêu công cộng ở cuối hẻm. Phía ngoài mới quẹo vô, có những căn nhà nền xi măng, vách tường gạch tô vôi trắng. Dần dần đến khoảng giữa là những căn nhà vách ván, chỉ mặt tiền là vách gạch. Cuối cùng chỉ toàn nhà vách ván, sàn ván vì cất lấn ra sông. Sông Saigon có một nhánh chảy ngang cầu Chông, khi vào tới chỗ con hẻm, nước đã thành đen đục ngầu. Có lẽ do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xóm Cầu Tiêu Xóm Cầu TiêuCon hẻm số 185, đường Đỗ Thành Nhân có một cái phông tên nước ở đầu hẻm và mộtcái cầu tiêu công cộng ở cuối hẻm. Phía ngoài mới quẹo vô, có những căn nhà nền ximăng, vách tường gạch tô vôi trắng. Dần dần đến khoảng giữa là những căn nhà váchván, chỉ mặt tiền là vách gạch. Cuối cùng chỉ toàn nhà vách ván, sàn ván vì cất lấn rasông. Sông Saigon có một nhánh chảy ngang cầu Chông, khi vào tới chỗ con hẻm, nướcđã thành đen đục ngầu. Có lẽ do cặn bã, rác rưởi từ phía Chợ Cầu Muối, Chợ Cầu ÔngLãnh chảy ra. Người ta đặt tên cho phần ngoài con hẻm là Xóm Phông Tên Nước; phầncuối con hẻm là Xóm Cầu Tiêu.Ông bà Tư vừa mua một căn nhà nằm ở gần cuối con hẻm này. Mỗi ngày, khi con nướcđầy, gió hiu hiu thổi, làn không khí cũng không đến nỗi khó thở. Sợ nhất là lúc con nướcròng, mùi thum thủm, hôi thúi từ cái cầu tiêu công cộng dội lên, nồng nặc, đầy choán cảkhông gian.Cầu tiêu được cất ngay giữa sông. Nối vào bờ là một đoạn cầu ván gập ghềnh, vài chỗ đãgãy mất vài mảnh nhỏ. Cả ngày, tiếng chân người đi cót két qua lại trên cầu hình nhưkhông bao giờ ngưng lâu hơn mươi phút. Từ những con hẻm lân cận, đến những con hẻmphía bên kia đường, biết bao nhiêu người lớn, trẻ nít cần trút bỏ những chất cặn bã trongthân mình? Kể cả những người có xây cầu tiêu hầm trong nhà cũng tận dụng cái cầu tiêucông cộng này. Lý do đơn giản là sợ cái hầm trong nhà bị nghẹt. Bên dưới cầu tiêu, hàngđống đống phân người cứ chồng chất lên nhau. Vàng, nâu, xam xám lẫn lộn. Rồi giấybáo, băng vệ sinh, rác rưởi… Lâu lâu cũng có xác một con chó, hoặc một con mèo chếttrôi tấp vào dưới chân cầu. Thường nhất là xác chuột. Hàng nhóm, hàng đàn ruồi nhặngbay đậu chỗ này, lượn qua chỗ khác. Tiếng kêu vo ve, vỏ vẻ tưởng chừng như không baogiờ ngớt. Chỉ khi màn đêm buông xuống, không khí mát dịu dần, người ta mới không cònnghe tiếng ruồi nhặng kêu.Cả tuần lễ đầu, ông bà Tư và cô con gái mười hai tuổi cứ bị lợm giọng muốn ói, không ănuống gì được. Đóng cửa thì gió từ dưới sàn thổi hắt lên. Nhà cất nửa trên bờ, nửa trênnước.Bà Tư rầu rầu: - Trời ơi! nếu biết nó hôi thúi cỡ này thì mình đâu thèm mua căn nhà này.Tại lúc đi coi nhà, trả giá mua là lúc nước đang lớn, mình không để ý.Cô Huê vùng vằng: - Con chịu không nổi đâu. Ba má kiếm nhà khác dọn đi cho rồi đi.Ông Tư trầm tỉnh: - Mua nhà khác cũng từ từ, để lo bán nhà này coi có được không. Lỡrồi, mình ráng cố gắng chịu đựng một thời gian coi sao. Hai ba tuần nữa, thế nào cũngquen thôi. Những người khác đã và đang ở đây thì sao? Họ cũng quen lỗ mũi rồi. Nhàbên ngoài mắc hơn, mình phải để dành thêm tiền mới mua nổi.Bà Tư nghe chồng nói có lý nên nín thinh. Huê cũng hiểu được, không dám nói gì thêmnhưng ấm ức lắm. Cô thù ghét cái mùi u mê, ám khí. Cô không có cảm tình với nhữngđứa trẻ trong xóm. Ngày đầu tiên, khi đi học về ngang trước cửa căn nhà màu xám, mộtđứa con gái có lẽ bằng tuổi cô, cứ cầm cây chổi lông gà đưa ra trước mặt cô chắn đường.Cô đứng lại nhìn nó. Nó nhìn lại cô bằng ánh mắt thản nhiên như thể không biết gì hết.Cô đứng yên chờ giây lát. Nó cũng không thay đổi thái độ. Khi có một người đàn bà đingang qua, nó mới chịu buông cây chổi xuống, cô theo đó đi qua. Phía đằng kia, Huêthoáng thấy có một thằng con trai bị xụi hai chân. Huê cứ nhìn đôi chân tong teo xươngbị kéo lê lết dưới đất mà cảm thấy sờ sợ.Ông tư, vừa ngoài năm mươi, làm thợ tiện cho Hãng Đúc Hòa Bình. Lương đủ nuôi giađình. Bà Tư ở nhà lo việc nội trợ. Huê là con gái út nên vẫn còn ở chung với ông bà. Contrai thứ hai đi lính Sư Đoàn 5, đóng ở Bình Long, mấy tháng mới về phép đôi ba ngày.Chị Hai phải lo buôn bán nuôi bốn đứa con vì lương lính lãnh ra chẳng còn gì sau khi trừtiền cơm tháng và thuốc lá. Đứa con gái kế, có chồng đi Hải quân đóng ở Duyên Đoàn…gì đó, tận Ba Tri, Bến Tre… Chưa có con nên chồng đổi đi đâu, cô kè kè theo đó. Đứacon gái thứ Tư, mới mười bảy tuổi đã mê kép hát cải lương, bỏ nhà trốn theo đoàn hát lưudiễn.Nhà cất san sát, hai nhà chỉ cách nhau một tấm vách ván. Nếu ca sĩ Chế Linh được ởtrong xóm này chắc sẽ không còn dám nhừa nhựa đi, nhừa nhựa lại câu hát.. “ước gìmình đừng ngăn cách; ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay” .Ông bà Tư đã trải qua cảnh thức trắng đêm vì cặp vợ chồng nhà bên trái chửi lộn rồi đánhnhau ầm ầm từ nửa đêm về sáng. Con cái đông gần tiểu đội, sợ nên cũng la khóc vangrân. Nhà bên phải hiền hơn, chỉ một bà già người Hoa và cặp vợ chồng trẻ mới có mộtđứa con trai hai tuổi. Đối diện là nhà bà Bảy bán cháo đậu, không chồng con. Bà cho haianh sinh viên dưới tỉnh lên trọ học. Anh Phát đang học năm thứ hai Nông Lâm Xúc. Hơithấp người, đẹp trai, ít nói. Mỗi khi ra đường anh Phát hay cúi đầu nhìn xuống đất bướcđi. Anh Tiếp mới vào năm đầu Dược Khoa. Dáng cao ráo, khỏe mạnh. Hay cười.Nhiều lần Huê thấy anh Tiếp ngừng lại nói chuyện một cách thân mật với thằng Ba Xụi,thằng Khoa mát, thằng Phi và con Lan Anh hay cầm cây chổ ...