Một cái tên gọi ngẫu nhiên nào đó đôi khi lại trở thành địa danh và rồi theo nó suốt đời. Một ngôi chùa cất bên cạnh cây me trở thành “chùa Cây Me”, một cái chợ mọc lên bên những cây gòn bỗng dưng trở thành “chợ Cây Gòn”! Xóm tôi, đầu tiên nó chỉ là tập hợp những ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ, chen chúc nhau quây quần để khi tắt lửa tối đèn luôn có chòm xóm, láng giềng và nó
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xóm tôi Xóm tôiMột cái tên gọi ngẫu nhiên nào đó đôi khi lại trở thành địa danh và rồi theo nó suốt đời.Một ngôi chùa cất bên cạnh cây me trở thành “chùa Cây Me”, một cái chợ mọc lên bênnhững cây gòn bỗng dưng trở thành “chợ Cây Gòn”! Xóm tôi, đầu tiên nó chỉ là tập hợpnhững ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ, chen chúc nhau quây quần để khi tắt lửa tối đèn luôn cóchòm xóm, láng giềng và nó – cái xóm nhỏ vô danh tiểu tốt đến nỗi cách “chợ Cây Gòn”một quãng ngắn mà chẳng ai thèm biết mặt mũi, tên tuổi nó ra làm sao. Đùng một cái,ngọn lửa vu vơ nào đó trong cái xóm nhỏ nhoi bùng lên liếm trọn cả xóm nghèo. Ngườita lại sợ cháy nữa nên cho xe ủi đến san bằng, nới rộng thêm, làm đường sá, phân lô. Bắtđầu từ đó, xóm nghèo thành khu phố nhỏ, nhà cửa kiên cố, khang trang thêm và cũng từđó một tên gọi mới thật…bi hùng – xóm Nhà Cháy!Cư dân xóm tôi đủ thành phần: Từ lính tráng, giáo viên, công chức, chạy chợ…và cũngđủ vùng miền: “Trọ trẹ” của đất cố đô này, “khô” đến khó của mấy bác Quảng Nam này,“bè bè” của đất võ Bình Định này, “líu lo” như chim hót của Phú Yên…nên bọn trẻ conchúng tôi mà ngồi với nhau thì như một dàn hợp xướng nhiều bè. Gia đình tôi chuyển đếnxóm này đâu quãng năm “sáu bảy, sáu tám” gì đó, khi xóm còn đang rất vô danh. Vàohướng đường Trần Hưng Đạo – ai thích bên phải: “Hẻm bà B” ai ưa bên trái: “Hẻm ôngA”! Nhà cửa trong xóm làng nhàng như nhau, vách ván mái tôn, chắc cũng chả khá giả gìchỉ được cái là nhiều con. Trẻ con trong xóm loi nhoi lóc nhóc, sàn sàn cỡ tôi cũng hơn“tiểu đội”. Ngày đầu, chân ướt chân ráo chuyển đến tôi đã phải “cống nộp” cho bọn nómột chầu “kẹo kéo ông già” để được yên thân. Thằng Tình lớn hơn tôi ba tuổi nhưng còmnhom, nhà ở đầu xóm. Nó là thằng lì nhất bọn, nghe bọn nhỏ đồn nó có võ vì nó là…dânBình Định! Và dù chưa đứa nào dám “tỉ thí” với thằng Tình thì vẫn mặc nhiên xem nó là“đàn anh”. Tôi chưa phục nhưng cũng đành phải…xuống ở vị trí…cấp dưới!!Xóm đâu chừng trên dưới hai chục nóc nhà. Lúc tôi chưa tới, những đứa nhỏ thường chơichung với nhau, sau xích mích, cải lộn chuyện gì đấy rồi tách ra làm hai phe. Phe bất mãncô thế hơn nên co cụm lại, bọn thằng Tình được thể nghênh ngang. Tôi ở giữa xóm nêndè chừng cả đôi bên, cũng lúc ấy thì gia đình thằng Khôi chuyển tới.Khôi lớn hơn tôi hai tuổi nhưng nó chả học trường nào. Ba nó mất trong chiến tranh nêncô Thìn cùng hai anh em nó lưu lạc lên Phú Bổn quãng năm “sáu sáu”. Lúc đầu tới xóm,xin ở ké nhà ông Tư bụng phệ đồng hương với gia đình thằng Khôi. Mẹ nó ở đợ cho nhàbán tạp hóa Ba Tàu chỗ ngã tư Cây gòn, còn nó xin được một chân phụ việc cho lò bánhmỳ Thái Hòa bên kia đường. Nhỏ Ly, em nó học lớp một (lớp năm) trường Bồ Đề. Mộtthời gian sau, mẹ nó dành dụm được ít tiền ra mua rẻo đất “chó ỉa” ở cuối xóm, rồi bà conkẻ ít người nhiều giúp gia đình nó dựng lên một ngôi nhà bé tẹo bằng bìa gỗ lợp tôn. Cónhà rồi cô Thìn cho nó đi học, còn ban đêm ra lò bánh mì phụ việc. Nó giờ chính thức làngười trong xóm và cùng học lớp ba Bồ Đề với tôi. Lúc mới đến nó đen như cột nhàcháy, lầm lì ít nói nên cũng chả có mấy mống bạn. Do học cùng trường, cùng lớp nên bọntôi hay đi chung với nhau và thế là hóa ra thân. Tánh nó lầm lì nhưng kì thực lại rất hiềnvà tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn bè, không ai bảo ai nhóm bạn vừa tách ra tự nhiên nhập bọnvới hai đứa tôi. Bọn thằng Tình phản ứng ra mặt. Thế là chiến tranh chỉ chờ có ai đóchâm ngòi…Như thường lệ đêm nghỉ đêm làm, bảy giờ tối thằng Khôi lót tót ra lò bánh mì. Tuổi đờicủa nó mới tròn trịa con số mười. Ở cái tuổi ham ăn ham chơi như bọn tôi mà phải đilàm, phải thức hôm thức đêm thì quả thật đáng nể! Năm giờ sáng, khi bọn trẻ con chưachui ra khỏi chăn thì nó lại lò dò về với khuôn mặt mệt mỏi vì thiếu ngủ. Hôm nay khác,nó không về như lệ thường, nó vác trên vai một bao nhỏ, hí hững nhảy chân sáo từ đầuxóm - điệu bộ này thật lạ với nó từ xưa nay, và về đúng cái lúc bọn tôi chuẩn bị đi học.Thoạt thấy lũ bạn, nó hạ bao trên vai xuống ôm vào nách như có điều gì bí ẩn cần dấudiếm. Cử chỉ “khan khác” ấy của Khôi không qua được con mắt xét nét của thằng Tình.Một “cơ hội” trời cho, nó phóng vút ra chỗ mấy cây gòn bên rào Ty Công chánh, bộ dạngnhư chàng võ sĩ, khuỳnh khuỳnh hai tay:- Mày…trốn không đi học à?- …Đi chớ!Khôi nói xong nó kín đáo chuyển cái bao ra sau lưng như muốn để bọn trẻ không nhìnthấy. Lúc này bọn trẻ con đã tập trung đầy đủ để đi học cũng hiếu kỳ đến bu quanh.Thằng Tình đã sắp bắt được con cá trong nơm nên không thể kiên nhẫn lâu hơn nữa. Nónhìn chằm chằm vào cái bao lấp ló đằng sau lưng Khôi, giọng hể hả:- Mày dấu cái gì trong bao?Khôi bối rối:- Tao… Tao…đâu có!Nhỏ Ly ôm cặp chạy đến bên anh:- Anh về trễ thế?- Em đem bao này về nhanh lên rồi mang cặp ra đây cho anh.Ly đỡ cái bao trên tay anh chưa kịp chạy về, Thằng Tình xoạc chân ngáng lại:- Đích thị đồ ăn cắp rồi nha!Bọn phe thằng Tình hùa vô:- Ăn cắp! Ăn cắp! Ăn cắp…!Nhỏ Ly bị ngáng ch ...