Danh mục

Xu hướng áp dụng mô hình Blended Learning trong đào tạo đại học và khả năng triển khai tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,010.60 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra góc nhìn cũng như quan điểm của tác giả về một trong những mô hình của đào tạo trực tuyến là học tập kết hợp (Blended Learning) trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Blended Learning là sự tổng hòa hiệu quả giữa hai hình thức học tách biệt là học tập truyền thống (class room) và học tập trực tuyến (E-Learning) nhằm mang lại những hiệu quả tối ưu cho cả người dạy và người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng áp dụng mô hình Blended Learning trong đào tạo đại học và khả năng triển khai tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân XU HƯỚNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PGS.TS. Đàm Quang Vinh Nguyễn Thị Hải Yến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết đưa ra góc nhìn cũng như quan điểm của tác giả về một trongnhững mô hình của đào tạo trực tuyến là học tập kết hợp (Blended Learning)trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Blended Learning làsự tổng hòa hiệu quả giữa hai hình thức học tách biệt là học tập truyển thống(class room) và học tập trực tuyến (E-Learning) nhằm mang lại những hiệuquả tối ưu cho cả người dạy và người học. Thực tế, Blended Learning đã đượcáp dụng ở các nền giáo dục hiện đại như Mỹ, Canada, Phần Lan, Nhật Bản,Hàn Quốc, Hồng Kong,… cả thập kỉ trở lại đây. Sự bùng nổ của cuộc cáchmạng 4.0 mà cụ thể là sự phát triển, lan tỏa mạnh mẽ của công nghệ thông tin(Internet of things) sẽ đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam đặc biệt là giáo dụcđại học thách thức phải áp dụng các mô hình đào tạo trực tuyến sao cho phùhợp để tịnh tiến và tiệm cận với nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Bên cạnhviệc phân tích những lợi ích của mô hình đào tạo Blended Learning, tác giảcũng nêu ra những cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất vận hành để đưa đến kếtluận về tính khả thi của việc áp dụng mô hình này ở các trường đại học nóichung và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng. Từ khóa: Blended Learning, lợi ích của Blended Learning, ứng dụng trong đàotạo đại học 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin và truyền thông (Information Communication Technology - ICT) đã tạo ramột cuộc cách mạng trong giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc Đại học trên toàn thếgiới. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo giờ đây đã trở thành một xu hướngphổ biến, minh chứng bằng việc hoàng loạt các trường đại học danh tiếng như:Havard, MIT (Mỹ), Cambridge (Anh)... đã ứng dụng mô hình này trong các chươngtrình đào tạo của mình. Trong xu hướng phát triển ấy, Blended Learning được coi là 25phương thức đào tạo hiện đại, sự kết hợp hoàn hảo giữa phương thức học tập truyềnthống và việc tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nhằm nâng caotính linh động, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức của người học cũng như tiếtkiệm chi phí, rút ngắn không gian, khoảng cách địa lý giữa giảng viên và sinh viên. 2. Blended Learning và các mô hình của Blended Learning 2.1. Blended Learning là gì? Blended Learning (Hybrid model) hay còn gọi là “học tập kết hợp” làphương pháp học hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đạiE-Learning (Mobile Learning và Internet Learning). Đây chính là phương pháp cậpnhật theo đúng xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, ban đầu đượcnghiên cứu bởi Đại học Cambridge trong việc giảng dạy ngoại ngữ, sau này đã đượcáp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạochuyên nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo khác (UB Academy, 2017). Thực tế,phương pháp học Blended Learning là sự kế thừa từ việc phát triển mô hình học tậptrực tuyến (E-Learning). Các tài liệu tham khảo về thuật ngữ “Blended Learning”được xuất hiện từ đầu thập niên 90, kể từ đó khái niệm này đã được thay đổi theo sựkết hợp của giáo dục truyền thống đặc thù và công nghệ (Friesen, 2012). Ở Việt Nam, thuật ngữ này cũng không còn xa lạ, tuy nhiên lại được diễn giảitheo nhiều cách khác nhau và chưa chính xác. Đối với thuật ngữ tiếng Anh, theo Từđiển Longman, Blend được định nghĩa như sau “to combine diffirent things in a waythat produces an effective or pleasant result” (kết hợp nhiều thứ khác nhau theo mộtcách nào đó để tạo ra kết quá tốt hơn”. Còn trong Từ điển Cambridge thì nói rằngBlend là trộn hoặc kết hợp cùng nhau (to mix or combine together). Theo định nghĩacủa Từ điển Tiếng Việt (Đề tài KC01.01/06-10 “Nghiên cứu phát triển một số sảnphẩm thiết yếu về xử lí tiếng nói và văn bản tiếng Việt” (VLSP), Đề tài thuộc Chươngtrình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KC01/06-10. Chủ trì nhánh đề tài “Xử lívăn bản tiếng Việt”: thì kết hợp (v) là gắn với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau; tíchhợp (v) là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thốngđồng bộ; hỗn hợp (a) gồm có nhiều thành phần, trong đó mỗi thành phần vẫn giữđược tính chất riêng của mình. Từ cách diễn giải theo cả từ điển tiếng Anh và tiếngViệt ta thấy rằng Blended Learning xét về bản chất của nó sẽ được hiểu là môhình học tập kết hợp, qua đó việc học trên lớp và việc h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: