Danh mục

Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới hiện nay và ứng phó của Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 565.58 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã chỉ ra các biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thế giới và các tác động của việc hạn chế thương mại đến thương mại quốc tế. Đồng thời phân tích các ứng phó của Việt Nam trước xu thế bảo hộ thương mại của các quốc gia nhằm thích ứng với xu thế mới trong thương mại toàn cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới hiện nay và ứng phó của Việt Nam XU HƯỚNG BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY VÀ ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM TRADE PROTECTION TRENDS AND RESPONSIBILITIES OF VIETNAM PGS.TS Phan Thế Công ThS. Hồ Thị Mai Sương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Từ nhiều năm qua, chính sách thương mại của các nước trên thế giới đang thể hiện rõ hai xu thế đối ngược nhau, bao gồm tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại. Trong xu thế nhiều quốc gia bị thâm hụt thương mại lớn và kéo dài, các biện pháp bảo hộ hay hạn chế thương mại được những quốc gia này thực hiện nhằm bảo vệ sản xuất trong nước như các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, bao gồm: tăng thuế nhập khẩu, trợ cấp, hạn ngạch,... Bài viết đã chỉ ra các biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thế giới và các tác động của việc hạn chế thương mại đến thương mại quốc tế. Đồng thời phân tích các ứng phó của Việt Nam trước xu thế bảo hộ thương mại của các quốc gia nhằm thích ứng với xu thế mới trong thương mại toàn cầu. Từ khóa: Chủ nghĩa bảo hộ; Bảo hộ thương mại, Hạn chế thương mại; Tự do hóa thương mại. Abstract For many years, trade policies of countries around the world have clearly shown two opposing trends, including trade liberalization and trade protection. In the trend of many countries with large and prolonged trade deficits, trade protection or restrictive measures are implemented by these countries to protect domestic production such as tariff and non-tariff barriers, including: increasing import taxes, subsidies, quotas, etc. The article has pointed out the manifestations of world trade protectionism and the effects of trade restrictions on international trade. At the same time, analyze Vietnam's responses to the countries' trade protectionism trend in order to adapt to the new trend in global trade. Keywords: Protectionism; Trade protection, Trade restriction; Trade liberalization. 1. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại tăng trưởng cao cho thương mại quốc tế đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới. Xu thế phát triển toàn cầu được đánh dấu bằng sự ra đời của Hiệp định chung về thế quan và mậu dịch (GATT) - tiền thân của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ra đời vào năm 1995, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới trong đó các thành viên sẽ đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại theo hướng tạo điều kiện thuận lợi trao đổi thương mại giữa các thành viên. 257 Các quốc gia trên thế giới đã thu được nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do. Theo báo cáo của WTO (2019), hiện nay các thành viên của WTO đã thực hiện 120 biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại góp phần tăng tổng giá trị thương mại do các biện pháp này khoảng 544,7 tỷ USD. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã chứng minh sự đóng góp của toàn cầu hóa khoảng 1,5 - 2% tăng trưởng kinh tế thế giới, tỷ lệ đói nghèo giảm xuống ở các nước đang phát triển. Đồng thời theo Ngân hàng Thế giới (WB), các nước đang phát triển có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD mỗi năm nếu các biện pháp bảo hộ thương mại được gỡ bỏ hoàn toàn. (Nguyễn Mại, 2018) Việt Nam đã thực hiện quá trình đổi mới từ năm 1986, mở cửa thị trường và thúc đẩy hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực. Mốc quan trọng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam, các hiệp định song phương và đa phương được đàm phán và ký kết, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam như thu hút đầu tư nước ngoài; cắt giảm thuế quan của hàng hóa xuất nhập khẩu tạo nên cơ hội cạnh tranh;... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trên thế giới đã xuất hiện một xu hướng đối lập với tự do hóa thương mại chính là chủ nghĩa bảo hộ. Các quan điểm ủng hộ cho bảo hộ thương mại đưa ra các lý lẽ giải thích nguyên nhân mà các quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại. Các nguyên nhân đó liên quan đến an ninh quốc phòng của quốc gia, giải quyết thâm hụt thương mại, giải quyết việc làm, bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ và đảm bảo thương mại công bằng. Hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ đã có xu hướng gia tăng ở nhiều nước trên thế giới và biểu hiện của nó cũng rất đa dạng như việc Mỹ thực hiện các biện pháp thuế quan đối với các hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, gây nên cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018; hoặc sự kiện Anh rút khỏi EU. Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ cũng là những biểu hiện cho việc thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại trên thế giới. Trước tình hình đó, Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ vấn đề bảo hộ thương mại của các quốc gia là bạn hàng. Hiện nay, Việt Nam đã và đang thúc đẩy quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới nhằm tận dụng được các lợi thế của tự do thương mại. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế. Đặc biệt, xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nhiều quốc gia như Mỹ cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần chủ động trong việc theo dõi các biến động về quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới để có thể có những biện pháp ứng phó kịp thời theo nhiều kịch bản khác nhau. 2. Tổng quan về chủ nghĩa bảo hộ thương mại ...

Tài liệu được xem nhiều: