Danh mục

Xu hướng chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh “khủng hoảng đa chiều”: Cơ hội và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 903.78 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Xu hướng chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh “khủng hoảng đa chiều”: Cơ hội và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam" nhằm đánh giá những cơ hội và thách thức chính đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam từ quá trình này, đồng thời gợi ý giải pháp ứng phó từ cấp độ doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh “khủng hoảng đa chiều”: Cơ hội và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA66.XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾTRONG BỐI CẢNH “KHỦNG HOẢNG ĐA CHIỀU”:CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RAĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM TS. Nguyễn Bích Ngọc* Tóm tắt Nền kinh tế thế giới đang đối diện với giai đoạn “khủng hoảng đa chiều” trên quy môtoàn cầu trong năm 2023. Làn sóng “khủng hoảng đa chiều” tác động đến hầu hết các quốcgia trên thế giới, đồng thời đặt ra lo ngại về lợi ích của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Lợiích từ toàn cầu hóa cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trong nền kinh tế thếgiới đang bộc lộ những rủi ro khó kiểm soát khi khủng hoảng cùng lúc dâng lên. Do đó, cácquốc gia có xu hướng chuyển dịch từ phụ thuộc lẫn nhau – “interdependence” sang xu hướngtự chủ – “independence”. Điều này đồng nghĩa với xu hướng bảo hộ thương mại gia tăngtrong khi giảm dần xu hướng tự do hóa thương mại trong các chính sách thương mại của cácquốc gia. Nhận định từ thương mại thế giới sau đại dịch Covid-19 (2020 - 2023), bài nghiêncứu tập trung phân tích xu hướng điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của các quốc giatrên thế giới. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và thống kê mô tả, bài nghiên cứunhằm đánh giá những cơ hội và thách thức chính đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩuViệt Nam từ quá trình này, đồng thời gợi ý giải pháp ứng phó từ cấp độ doanh nghiệp và nhàhoạch định chính sách. Từ khóa: chính sách thương mại, biện pháp thương mại, khủng hoảng đa chiều1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2023, nền kinh tế thế giới đối diện với giai đoạn “khủng hoảng đa chiều” trên quymô toàn cầu. Khái niệm “khủng hoảng đa chiều” hay “polycrisis” được đề cập đến trong* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân904 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI“Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2023” của Diễn đàn Kinh tế thế giới. “Khủng hoảng đa chiều”hay “polycrisis” nhằm mô tả giai đoạn mà các cuộc khủng hoảng diễn ra đồng thời và trênnhiều lĩnh vực, như: khủng hoảng địa chính trị, khủng hoảng y tế công cộng, khủng hoảngmôi trường, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng tài chính. Làn sóng “khủng hoảng đachiều” tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới và đặt ra lo ngại về lợi ích của toàn cầuhóa và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những thách thức và rào cản thươngmại chính đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và gợi ý một số giải pháp ứng phótừ cấp độ doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách thương mại.2. XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH“KHỦNG HOẢNG ĐA CHIỀU”12.1. Thực trạng về hoạt động thương mại toàn cầu Giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng trưởng âm kể từ giữa năm 2022đến năm 2023, chủ yếu đến từ sự sụt giảm giá trị thương mại hàng hóa. Theo số liệu củaUNCTAD (2023), tổng giá trị thương mại toàn cầu dự kiến giảm xuống 31 nghìn tỷ USDtrong năm 2023, tương đương tốc độ tăng trưởng 0,8% so với 3% năm 2022. Xu hướng tăngtrưởng thương mại âm bắt đầu từ quý IV/2022 và kéo dài trong năm 2023, sau hai năm phụchồi từ đại dịch Covid-19. Hình 1. Tốc độ tăng trưởng thương mại theo quý Nguồn: Global trade update (12/2023) và Cơ sở dữ liệu UNCTAD1 “Đa khủng hoảng” (polycrisis): được nêu trong Báo cáo Thương mại toàn cầu của WTO năm 2023, nhằm mô tảbối cảnh diễn ra nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới như: khủng hoảng địa chính trị, khủng hoảng y tế công cộng,khủng hoảng môi trường. 905KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 2. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa toàn cầu, theo quý Đơn vị tính: % Nguồn: Global trade update (12/2023) và Cơ sở dữ liệu UNCTAD Xét tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa theo khu vực (Bảng 1), châu Mỹ có vai tròdẫn dắt với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dương, mức tăng cao nhất vào nửa đầu năm 2023,tương ứng 6,6% trong quý I/2023 và 3,6% trong quý II/2023. Sau đó, khu vực này có xuhướng giảm dần vào nửa cuối năm 2023. Châu Á có khả năng phục hồi xuất khẩu tươngđối tốt từ -5,6% trong quý IV/2022 phục hồi về -0,6% trong quý III/2023. Châu Âu là khuvực có xu hướng sụt giảm xuất khẩu mạnh mẽ nhất, góp phần tạo xu hướng âm trong tốc độtăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Về xu hướng nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu hànghóa sụt giảm lớn nhất tại các khu vực châu Âu (-6,5%), châu Mỹ (-3,9%), châu Đại Dương(-2,7%) trong quý III/2023. Mức sụt giảm nhập khẩu lớn nhất tại các thị trường cụ thể như:Hàn Quốc (-9%), Liên minh châu Âu (-8%), Nhật Bản và Trung Quốc (-7%), Hoa Kỳ (- 4%).Điều này cho thấy xu hướng sụt giảm cầu diễn ra chủ yếu tại thị trường các nước phát triển,dẫn đến suy giảm thương mại toàn cầu và thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu tại cácnước đang phát triển. Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa theo các khu vực (quý IV/2022 - quý III/2023) Theo khu vực Thế giới Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Đại Dương Quý IV/2022 Xuất khẩu -1,4 -5,6 1,6 2,7 -5,3 4,3 Quý IV/2022 Nhập khẩu -0,1 -0,7 1,1 -1,4 0,5 2,4 Quý I/2023 Xuất khẩu 0,5 -2,1 0,9 6,6 -0,9 2,9 Quý I/202 ...

Tài liệu được xem nhiều: