Danh mục

Xu hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện TPP

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.75 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ ra một số xu hướng trong đào tạo lao động nông thôn nhằm thích ứng với quá trình hội nhập, tăng khả năng cạnh tranh của nông dân Việt Nam khi gia nhập các thị trường lao động nhóm. Chất lượng lao động nông thôn thông qua đào tạo là yếu tố then chốt trong việc giữ vững và đẩy mạnh vị thế nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện TPP XU HƯỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGNÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ THỰC HIỆN TPP ThS. Lê Thị Hoài Thu Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt TPP được đánh giá là Hiệp định của thế kỷ XXI. Hiệp định này sẽ có ảnhhưởng rất lớn đến mọi mặt phát triển của nông nghiệp Việt Nam, mà trong đó lựclượng lao động nông thôn đóng vai trò là chủ thể của các tác động đó. Bài viếtphân tích các nguy cơ, thách thức cho lực lượng lao động nông thôn khi ViệtNam hội nhập quốc tế và TPP có hiệu lực. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồnnhân lực nông nghiệp là con đường được lựa chọn để trang bị cho nông dân, laođộng nông thôn ứng phó với các thay đổi lớn trong nông nghiệp sắp tới. Trên cơsở phân tích thực trạng đào tạo lao động nông thôn của nước ta những năm qua(2009-2013); đánh giá những điểm đạt được và chưa đạt được trong công tácđào tạo lao động nông nghiệp. Từ đó bài viết chỉ ra một số xu hướng trong đàotạo lao động nông thôn nhằm thích ứng với quá trình hội nhập, tăng khả năngcạnh tranh của nông dân Việt Nam khi gia nhập các thị trường lao động nhóm.Chất lượng lao động nông thôn thông qua đào tạo là yếu tố then chốt trong việcgiữ vững và đẩy mạnh vị thế nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập.1. Đặt vấn đề Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu pháttriển vượt bậc. Thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần tạo nên thànhtựu kinh tế, đồng thời, là một yếu tố căn bản tạo nên tính ổn định chính trị - xãhội, từ đó trở thành đòn bẩy quan trọng cho những bước tiến vững chắc của nềnkinh tế. Trong quá trình phát triển, cũng như các ngành kinh tế khác, ngành nôngnghiệp thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệttrong những năm gần đây khi Việt Nam tham gia quá trình hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng. Gần đây nhất, cùng với 11 nước thành viên còn lại, Việt Nam đã 417chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).Theo đó, chỉ vài tháng nữa TPP sẽ được kí kết và các cam kết sẽ có hiệu lực.Tham gia TPP mang đến cơ hội rất lớn cho nông nghiệp của Việt Nam khi đượctiếp cận với một thị trường xuất khẩu rộng lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩunông nghiệp chủ lực của Việt Nam có mức thuế bằng 0%. Ngoài ra, cơ hội kháclớn hơn là vấn đề đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ tiên tiếnvà nâng cao trình độ năng lực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao quymô phát triển sản xuất, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng caogiá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, tham gia Hiệp định TPP, ngành nôngnghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi phải chịu sức ép cạnh tranhlớn với hàng nhập khẩu ngay trên thị trường trong nước. Tuy cắt giảm thuế nhưngnhiều nước vẫn còn hàng rào phi thuế cao. Các quy định khác của TPP về bảo vệbản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y), lao động, nguồngốc xuất xứ, bảo vệ môi trường cũng rất chặt chẽ. Đặc biệt, đối với những ngànhkém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó,TPP cũng tạo ra những yếu tố có thể kìm hãm phát triển nông nghiệp. Để nắm bắtkịp thời các cơ hội, từ đó đổi mới và phát triển nông nghiệp thành công, cũng cầnlàm rõ ràng và cụ thể các yếu tố tác động mang tính hạn chế và khả năng tiếp thucơ hội mới một cách toàn diện. Một trong những yếu tố đó là nông dân - một chủthể trực tiếp thực hiện đổi mới, phát triển nông nghiệp, nhưng cũng là đối tượngchịu tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng nặng nề nhất từ TPP. Khó khăn lớn nhất đốivới nông dân và lao động nông nghiệp nói chung là hầu như chưa được đào tạonghề, dẫn đến hạn chế về trình độ lao động và áp dụng kỹ thuật công nghệ trongsản xuất nông nghiệp. Đồng thời dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm cósức cạnh tranh thấp. Việc thực hiện còn lỏng lẻo, thiếu các chế tài và biện phápthực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm. Vì vậy, những rào cản kỹ thuật như “biện pháp vệ sinh và kiểm dịch độngthực vật (SPS)” có thể là rào cản ngăn chặn khả năng xuất khẩu nông sản ViệtNam sang thị trường các nước. Nếu ngành nông nghiệp và người nông dân khôngđược chuẩn bị kỹ để hội nhâp, không có những chính sách và cơ chế vận hànhphù hợp, mở cửa thị trường và thương mại tự do sẽ khiến sản phẩm nội địa có thểbị thua ngay trên sân nhà và sinh kế của nông dân sản xuất nhỏ cũng sẽ bị tácđộng mạnh.4182. Những thách thức cho lao động nông thôn khi Việt Nam tham gia TPP Với hơn 23 triệu lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản, những thách thức mà lao động nông thôn Việt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: