Danh mục

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.46 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chủ yếu của bài báo tập trung phân tích hiện trạng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập cũng như thách thức hiện nay. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp XU HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàng Thị Thúy, Võ Thị Phi Yến Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cươ TÓM TẮT Có thể nhận thấy rất rõ một điều tại Việt Nam hiện nay là: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển rất mạnh mẽ. Có tới hơn 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Cùng với sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Chính xu hướng khởi nghiệp này đã mở ra sự tăng trưởng lớn trên thị trường điều này càng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình kinh doanh sáng tạo của các doanh nghiệp.Bên cạnh đó thì các chỉ số về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn đứng sau nhiều nước trong khu vực như Singapore, Malaysia… Đi liền đó là cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh cho hoạt động khởi nghiệp. Nội dung chủ yếu của bài báo tập trung phân tích hiện trạng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập cũng như thách thức hiện nay. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, kinh tế, khởi nghiệp, mô hình kinh doanh sáng tạo. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bối cảnh Việt Nam hiện nay theo số liệu của cục thống kê trong hội thảo kinh tế Việt Nam 2015” 2035, thì GDP Việt Nam là 2052 USD chỉ bằng GDP của Malaysia năm 1988, GDP Thái Lan năm 1993, chúng ta đang đầu tư vài những ngành có năng suất thấp một cách truyền thống giống như tài chính ngân hàng, bất động sản. Những điều này chứng tỏ ra rằng Việt nam đang thụt lùi so với thế giới và các khu vực khác, chúng ta chỉ đang đi theo những lối mòn kinh doanh truyền thống. Đi liền đó là cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh cho hoạt động khởi nghiệp, những mô hình kinh doanh sáng tạo, ví dụ như Mỹ một nền kinh tế đứng đầu thế giới họ rất khuyến khích những mô hình kinh doanh sáng tạo thúc đẩy sự đổi mới cho nền kinh tế đất nước. 2 KHỞI NGHIỆP 2.1 Khái niệm Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Khái niệm ‚khởi nghiệp‛ đã tồn tại từ rất lâu và đã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm năm nay, trong khi đó khái niệm ‚startup‛ chỉ mới xuất hiện gần đây. Khởi nghiệp chính là một hình thức kinh doanh phải đảm bảo hai tính chất, một là tính đột phá là tạo ra những sản phẩm mới, những công nghệ mới hoặc là những thị trường 2117 mới,hai là tính tăng trưởng nghĩa là khởi nghiệp có thể tăng trưởng đến mức tối đa và có thể khai phá các nghành mới. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có tiềm năng để mở một doanh nghiệp riêng (Learned, 2002). Một người khởi nghiệp tiềm năng là người đón lấy cơ hội để thành lập công ty riêng ngay khi cơ hội xuất hiện (Shapero, 1981). Sự khởi nghiệp là một quá trình bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập công ty mới. Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor thì một doanh nghiệp khi vừa thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn từ hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết lập để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại địa phương.Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là ‚tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,… và các cơ quan liên quan (Trường Đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,… và tiến trình khởi nghiệp (tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,… tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương‛ Theo định nghĩa của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum, 2013) hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, giáo dục…, (1) Thị trường; (2) Nguồn nhân lực; (3) Nguồn vốn và tài chính; (4) Hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (tư vấn); (5) Khung pháp lý và cơ sở hạ tầng; (6) Giáo dục và đào tạo; (7) Các Trường Đại học, học viện; và (8) Văn hóa quốc gia. 2.2 Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam Hiện nay, các quốc gia trên thế giới nghiên cứu đề tài tiềm năng khởi nghiệp rất nhiều. Các quốc gia này có tầm nhìn hướng về một xã hội, đất nước tốt đẹp, giàu mạnh khi có những doanh nghi ...

Tài liệu được xem nhiều: