Báo mạng điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin.
Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Ths. Nguyễn Thị Trường Giang
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của
các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền
tin và tiếp nhận thông tin.
Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không
chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác.
Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách
địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với
số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được
diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử
có thể tức thời và phi định kỳ, luôn sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo mạng điện tử
chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn
tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả,
độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật
mình quan tâm, yêu thích. Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người
đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá
khứ. Tuyệt vời hơn, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông
tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử
đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, tạp chí Quê hương (tạp chí của
Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài) đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu
tiên mở đường cho một loại hình báo chí mới hình thành ở Việt Nam. Ngay sau
đó, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn
phẩm của mình trên Internet như báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài
truyền hình Việt Nam. Đến nay, hầu hết các c ơ quan báo chí lớn như Tiền Phong,
Lao Động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Thông tấn x ã Việt Nam… đều đã có phiên bản
điện tử. Những tờ báo mạng điện tử độc lập của Việt Nam cũng lần lượt xuất hiện.
Đầu tiên là tờ Tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ra mắt độc giả, tiếp đến là
VietNamNet và VnMedia. Có thể nói, với gần 200 tờ báo mạng điện tử và trang
thông tin điện tử của các cơ quan báo chí hiện nay đang tạo ra bức tranh đa sắc
màu, đa phong cách trong làng báo mạng điện tử Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển đó trong tương lai sẽ như thế nào? Thật khó có câu trả lời
hoàn hảo. Phân tích theo quy luật vận động, đi lên tất yếu của công nghệ thông tin
và Internet thì báo mạng điện tử Việt Nam đang có điều kiện để bứt phá và phát
triển mạnh mẽ nhờ “đi tắt đón đầu”. Theo đánh giá của Liên minh viễn thông thế
giới (ITU) thì Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát triển Internet
nhanh nhất thế giới. Nếu xét về số lượng người sử dụng Internet, chúng ta xếp thứ
17 trong số 20 nước có dân số Internet đông nhất. Tính đến hết tháng 4/2010, số
người sử dụng Internet là 23,923,304, đạt 27,89%, gấp đôi mức bình quân trong
khu vực Đông Nam Á (15,54%), vượt mức bình quân của thế giới. Chúng ta đã
vượt qua Thái Lan (17,99%), Trung Quốc (9,41%), Philippin (6,1%), Indonesia
(31,19%), chỉ kém Singgapore (72,94%), Malaysia (62,57%) và Brunei (55,64%).
Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi thói quen trong tiếp nhận thông
tin của độc giả. Hiện tại, ngoài màn hình máy vi tính, độc giả còn có thể tiếp nhận
thông tin báo mạng điện tử bằng các thiết bị điện tử khác, ví dụ như điện thoại di
động. Theo số liệu của các mạng di động thì tổng thuê bao di động ở Việt Nam
hiện nay khoảng 120 triệu. Như vậy, xu hướng phục vụ nhu cầu thông tin của độc
giả báo mạng điện tử thông qua điện thoại di động là rất sáng sủa. Và trên thực tế
đã có nhiều tờ báo mạng điện tử đã cung cấp thông tin cho độc giả theo hướng
này.
Theo khảo sát, hầu hết các tờ báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay đều ch ưa tận
dụng và phát huy hết các ưu thế của loại hình. Vì vậy, việc đầu tư để có sự phát
triển đầy đủ và đồng bộ các ưu thế trên trong tương lai có thể là sự quan tâm hàng
đầu của nhiều toà soạn báo mạng điện tử.
Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khai thác tối đa
nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng. Điều này không chỉ
những tờ báo mạng điện tử độc lập như VnExpress, VietNamNet, VnMedia… mà
các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình cũng
ngày càng quan tâm đến tốc độ cập nhật thông tin.
Một số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam
Các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới khả năng đa phương
tiện. Đó không phải là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sự kết hợp hài hoà giữa các
yếu tố văn bản, hình ảnh (độ ...