Danh mục

Xu hướng phát triển của giáo dục mầm non thế giới và kiến nghị cho Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xu hướng phát triển của giáo dục mầm non thế giới và kiến nghị cho Việt Nam" phân tích và tổng hợp những bài học kinh nghiệm của các nền giáo dục mầm non đi trước trên thế giới, góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các bước đi tiếp theo cho giáo dục mầm non Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phát triển của giáo dục mầm non thế giới và kiến nghị cho Việt Nam XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC MẦM NON THẾ GIỚI VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Phan Thị Thu Hiền Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Email hienptth@hcmue.edu.vnĐặt vấn đề Giáo dục mầm non Việt Nam đã có chặng đường hai mươi năm đổi mới, chuyểnđổi từ mô hình của Liên Xô cũ sang mô hình theo xu hướng phát triển của giáo dục mầmnon toàn cầu - với dấu ấn sâu đậm của giáo dục mầm non ở các nước phát triển PhươngTây. Từ chương trình cải cách (1986) sang chương trình khung quốc gia (2009, 2016),đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian qua không chỉ là quá trình hoàn thiện thườngquy mà là quá trình chuyển đổi về cách tiếp cận và mang tính gốc rễ. Vì vậy, bên cạnhnhiều thành công đã đạt được chúng ta gặp phải không ít những rào cản cần hóa giải.Bài viết phân tích và tổng hợp những bài học kinh nghiệm của các nền giáo dục mầmnon đi trước trên thế giới, góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cácbước đi tiếp theo cho giáo dục mầm non Việt Nam. Giáo dục mầm non không phải chỉ là những gì diễn ra phía sau bốn bức tường củatrường học mà là sự phản ảnh sâu sắc các đặc tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội củamột quốc gia, một địa phương, một cộng đồng. Vì vậy, các nghiên cứu đánh giá trên thếgiới đều xem xét giáo dục mầm non cần được một một cách toàn diện, từ nhiều góc độ:bao gồm chính sách tầm quốc gia cho giáo dục mầm non, cách tiếp cận trong xây dựngchương trình và phương pháp sư phạm, quản lí và đánh giá chất lượng tới sự tham giacủa cộng đồng và gia đình (OECD1 2021a). Hình 1 thể hiện năm yếu tố then chốt quyếtđịnh chất lượng của giáo dục mầm non được đúc rút từ nhiều nghiên cứu: Chương trìnhvà phương pháp sư phạm, Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Giám sát và số liệu, Sự thamgia của gia đình và cộng đồng, Chuẩn chất lượng, quản trị và nguồn tài chính (OECD2021a, b). Năm yếu tố tác động chặt chẽ qua lại giúp “cây” giáo dục mầm non phát triển,trong đó Chương trình và phương pháp sư phạm và Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là haiyếu tố bề nổi dễ dàng nhìn thấy ở tầng trên, là kết quả của các yếu tố mang tính chất nềntảng ở các tầng dưới. Việc nhận diện đầy đủ các yếu tố chi phối chất lượng giáo dục sẽ1OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for EconomicCooperation and Development). 595giúp định hướng cho việc hoạch định chính sách giáo dục mầm non hiệu quả hơn vàcũng là cơ sở xây dựng các chỉ báo chất lượng toàn diện. Trong khuôn khổ bài viết nàytác giả tập trung phân tích một số bài học kinh nghiệm nổi bật của giáo dục mầm nonthế giới xoay quanh các yếu tố trên với hy vọng mang lại cái nhìn đa chiều, bao quátcho việc hoạch định chính sách giáo dục mầm non ở Việt Nam. Hình 1: Các yếu tố quyết định chất lượng giáo dục mầm non (Nguồn: OECD 2021a)Chính sách phù hợp và quản trị hiệu quả cấp quốc gia: động lực cho sự phát triển Cho tới những năm 1980-1990 giáo dục mầm non2 vốn được xem là không bắt buộcvà bị xem nhẹ so với giáo dục phổ thông, kể cả ở các nước phát triển (OECD 2006). Kểtừ những năm 1990 các nước phát triển có sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm nonsau khi một số nghiên cứu quy mô ở Mỹ, Anh và Thụy Điển chỉ ra ảnh hưởng to lớn vàlâu dài của giáo dục đầu đời đối với sự phát triển về mọi mặt của thế hệ trẻ (Anderson1992, Schweinhart và các tác giả 1993, OECD 2001). Các nghiên cứu trên cho thấy đầutư của nhà nước vào giáo dục mầm non mang lại hiệu quả cao khi mỗi đô-la đầu tư cho2 Giáo dục mầm non dành cho trẻ em từ 0 đến 5,6 hoặc 7 tuổi, tùy thuộc vào tuổi đến trườngtiểu học ở nhiều quốc gia khác nhau. 596giáo dục mầm non sẽ tiết kiệm cho nhà nước ít nhất 12 đô-la chi phí bảo trợ xã hội vàgiải quyết các tệ nạn trong tương lai, chưa tính đến chất lượng nguồn nhân lực mà xãhội có được. Trên cơ sở đó, chính phủ các nước đã ban hành nhiều chính sách tích cựcđể mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nhằm đảm bảo sự khởiđầu tốt đẹp cho trẻ nhỏ. Có thể kể đến một số chương trình hành động cùng với nguồntài chính đầu tư từ chính phủ nổi bật như: Khởi đầu tự tin (Sure Start) bắt đầu từ 1998 ởAnh và Khởi đầu vững chắc (tạm dịch từ Head Start) từ 2004 ở Úc. Hầu hết các dự ánnày không nhắm tới toàn bộ trẻ mầm non mà tập trung vào nhóm các trẻ em có hoàncảnh khó khăn trong xã hội. Bên cạnh những dự án tầm cỡ về cả kinh phí, thời gian và số lượng trẻ em mầm nonđược hưởng lợi kể trên, mức độ chi ngân sách quốc gia cho giáo dục mầm non tăng đángkể trong vài thập niên gần đây. Số liệu từ hơn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: